Tình hình nghiên cứu đa dạng các loài thuộc chi Lan kim tuyến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại Thanh Hoá. (Trang 26 - 29)

1.1.1.1. Trên thế giới

Có thể nói Trung Quốc là quốc gia có nghiên cứu sớm nhất và nhiều nhất về chi Lan kim tuyến. Theo cuốn Thực vật Trung Quốc (2009) [58] trên thế giới chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) có khoảng 30 loài, phân bố từ Ấn Độ, Đông Himalaya, qua Nam và Đông Nam châu Á, Tây Nam các quần đảo trên biển Thái Bình Dương. Tác giả Chuan Gao (2009) [56] đề cập chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) có khoảng 40 loài, 20 loài trong số đó và hai giống đã được tìm thấy từ Tây Nam đến Nam Trung Quốc. Tổng hợp các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) từ trang điện tử Danh sách thực vật [65], trên thế giới có 50 loài, gồm: 1. A.albolineatus C.S.P.Parish & Rchb.f. (1874), 2.

A.albomarginatus Loudon (1855), 3.A.annamenis Aver (2007), 4. A.baotingensis

(K.Y.Lang) Ormerod (2003), 5. A.brevilabris Lindl.(1840), 6.A.burmannicus Rolfe (1922), 7.A.calcareus Aver. (1996 publ. 1997), 8.A.candidus (T.P.Lin & C.C.Hsu) K.Y.Lang (1999), 9.A.chapaensis Gagnep.(1931), 10.A.clarkei (Hook.f.) Seidenf. & Smitinand (1959), 11.A.crispus Lindl. (1857), 12.A.daoensis Gagnep. (1951), 13.

A.dewildeorum Ormerod (2005) (Sumatra), 14.A.elatus Lindl. (1857), 15.A.elwesii (C.B.Clarke ex Hook.f.) King & Pantl. (1898),

16.A.emeiensis K.Y.Lang (1982), 17. A.falconis Ormerod (2005), 18.A.flavescens Blume (1825), 19.A.formosanus Hayata (1914), 20.A.geniculatus Ridl. (1896), 21.A.grandiflorus Lindl. (1857), 22. A.imitans Schltr. (1906), 23.A.inabai Hayata (1914), 24.A.insignis Schltr. (1911), 25. A.integrilabris

Carr (1935), 26.A.kinabaluensis (Rolfe) J.J.Wood & Ormerod (1994), 27.A.klabatensis (Schltr.) S.Thomas (2002), 28.A.koshunensis Hayata (1914), 29.A.lanceolatus Lindl. (1840), 30.A.longicalcaratus J.J.Sm. (1922), 31. A.lylei

Rolfe ex Downie (1925), 32.A.narasimhanii Sumathi & al. (2003), 33.A.nicobaricus N.P.Balakr. & P.Chakra (1978 publ. 1979), 34. A.papuanus

(Schltr.) W.Kittr. (1984 publ. 1985), 35.A.pectinatus (Hook.f.) Ridl. (1907), 36.A.petelotii (Gagnep.) Seidenf. (1975), 37.A.pingbianensis K.Y.Lang (1996) 38.A.reinwardtii Blume (1858), 39.A.repens (Downie) Seidenf. & Smitinand (1959), 40.A.rhombilabius'' Ormerod (2002), 41.A.sandvicensis Lindl. (1840), 42.A.setaceus Blume (1825), 43.A.sikkimensis King & Pantl. (1896), 44.A.subregularis (Rchb.f.) Ormerod (1996), 45.A.sumatranus (J.J.Sm.)

J.B.Comber (2001), 46. A.tetrapterus Hook.f. (1890), 47.

A.tridentatus

Seidenf. (1992), 48.A.xingrenensis Z.H.Tsi & X.H.Jin (2002), 49. A.yatesiae

F.M.Bailey (1907), 50.A.zhejiangensis Z.Wei & Y.B.Chang (1989).

1.1.1.2. Tại Việt Nam

Theo tác giả Phạm Hoàng Hộ (2000) [19] chi Lan kim tuyến (Anoectochilus

Blume) ở Việt Nam có 6 loài, gồm: (1) Giải thùy vòi ngắn (A.brevistylus (Hook.f.) Ridley; (2) Giải thùy sa pa (A.chapaensis Gagnep); (3) Giải thùy elwes (A. elwesii

(Hook. f.) King & Pantl; (4) Giải thùy thon (A.lanceolatus Lindl; (5) Giải thùy Lyle

(A.lylei Rolfe ex Downie) (6). Giải thùy roxburghii (A. roxburghii (Wall.) Lindl). Tiếp đến Nguyễn Thiện Tịch (2001) [40] thống kê có 10 loài, gồm (1) A.daoensis

Gagnep, (2) A.elwesii (Clarke ex Hk.f.) King &Pantling, (3) A.lanceolatus Lindl, (4) A.pomrangianus Seidenf, (5) A.brevistylus (Hk.f.) Rirdl, (6) A.roxburghii (Wall) Lindl, (7) A.siamensis Schlechter, (8) A.lylei Rolfe ex Downie, (9) A.chapaensis

Gagnep, (10) A.tridentatus Seidenfaden. Tác giả Nguyễn Tiến Bân (2005) [6], đề cập có 12 loài, gồm: (1)A. acalcaratus Aver, (2)A.brevistylus (Hook.f.) Ridley,

(3)A.calcareus Aver, (4)A.chapaensis Gagnep, (5)A.daoensis Gagnep, (6)A.elwesii

(C.B. Clarke ex Hook. f.) King & Pantl, (7)A.lanceolatus Lindl, (8)A.lylei Rolfe ex Downie, (9)A.setaceus Blume, (10)A. siamensis Schlechter, (11)A.sikkimensis King & Pantl, (12)A.tridentatus Seidenf. ex Aver),…

Theo Leonid V.Averyanov and L.Averyanov (2003) [1], Việt Nam có 13 loài, gồm: (1) A.acalcaratus Aver (2) A.brevistylus (Hook.f.) Ridl (3)A.calcareus Aver (4)A.chapaensis Gagnep, (5) A elwesii (Hook.f.) King&Pantl (6)A.lanceolatus

Lindl, (7)A.lylei Downie, (8)A.pomrangianus Seidenf, (9)A.repens (Downie) Seidenf, (10) A.roxburghii (Wall.) Lindl, (11)A.siamensis Schltr, (12)A. sikkimensis

King&Pantl, (13) A. tridentalus Seidenf). Tuy nhiên công trình công bố sau đó, ngay chính L.Averyanov và cộng sự (2008) [48], lại công bố chi Lan kim tuyến

(Anoectochilus Blume) ở Việt Nam chỉ có 07 loài. Điều đáng quan tâm ở đây là trong 7 loài được đề cập lần này thì chỉ có 3 loài đã được đề cập năm 2003 (A. calcareus Aver, A. lylei Rolfe ex Downie và A. roxburghii Wall ex Lindl), có 4 loài được bổ sung mới (.A.papillosus Aver, A. albolineatus Par. et Reichenb. F, A. brevilabris Lindl, A. annamensis Aver), 10 loài đã được đề cập năm 2003 tác giả loại bỏ không đưa vào danh sách lần này, gồm: A.acalcaratus Aver; A.brevistylus

(Hook.f.) Ridl ; A.chapaensis Gagnep; A elwesii (Hook.f.) King&Pantl ; A. lanceolatus Lindl; A.pomrangianus Seidenf; A.repens (Downie) Seidenf;

A.siamensis Schltr; A. sikkimensis King&Pantl; A. tridentalus Seidenf.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, các đợt điều tra, khảo sát được tiến hành từ tháng 5-7/2011 tại khu BTTN Pù Luông đã ghi nhận 3 vị trí phân bố loài Kim tuyến đá vôi (A.calcareus) với tổng số 15 cá thể [3]. Kết quả điều tra, lập danh lục khu hệ động, thực vật rừng (2013): KBTTN Xuân Liên ghi nhận được nhiều phân bố của Lan kim tuyến, tuy nhiên chưa định danh được tên loài cụ thể (Anoectochilus sp) [5]; KBTTN Pù Luông ghi nhận phân bố của 03 loài: Kim tuyến đá vôi (A.calcareus), Giải thùy tím (A. elwesii) và Kim tuyến tơ (A.setaceus)[4]; KBTTN Pù Hu ghi nhận loài Kim tuyến đá vôi (A.calcareus) [2]. Theo Đậu Bá Thìn và cộng sự (2013) [36] KBTTN Pù Luông có phân bố tự nhiên của 5 loài, gồm: Kim tuyến đá vôi (A.calcareus), Giải thùy Tam đảo (A.daoensis), Giải thùy tím (A.elwesii),

Kim tuyến tơ (A.setaceus) và Giải thùy xiêm (A.siamensis); báo cáo đánh giá hiện trạng các loài cây bị đe doạ tại Khu BTTN Xuân Liên thuộc địa bàn xã Vạn Xuân, Xuân Cẩm của Đặng Quốc Vũ (2013)[44] đề cập đến phân bố của 2 loài là: Kim tuyến đá vôi (A.calcareus) và Kim tuyến tơ (A.setaceus); Nguyễn Đức Thắng và Vũ Quang Nam (2015)[35] lần đầu tiên điều tra ghi nhận phân bố của loài Kim tuyến Trung bộ (A.annamensis) tại Khu BTTN Xuân Liên; Cao Văn Cường (2017)[13] nghiên cứu hệ thực vật tại KBTTN Pù Luông đã ghi nhận phân bố 2 loài: Kim tuyến đá vôi (A.calcareus) và Giải thuỳ (A.elwesii); Phan Xuân Bình Minh (2019)[28] ghi nhận phân bố tự nhiên của 2 loài tại Khu BTTN Xuân Liên là Kim tuyến trung bộ (A.annamensis) và Kim tuyến tơ (A. setaceus)...

Như vậy, thông tin về đa dạng các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) được công bố trên thế giới, ở Việt Nam giữa các tài liệu và giữa các đợt điều tra nghiên cứu còn khác nhau rất nhiều, điều đó chứng tỏ các loài phân bố rải rác, hiếm gặp và rất khó nhận biết giữa các loài với nhau, cần tiến hành nhiều đợt nghiên cứu với quy mô sâu rộng hơn nữa để đánh đa dạng loài, phân bố và bổ sung thông tin nhận biết của các loài Lan kim tuyến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại Thanh Hoá. (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w