Khử trùng mẫu và tái sinh chồi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại Thanh Hoá. (Trang 109 - 110)

Các đoạn thân khí sinh và thân rễ được rửa sơ bộ bằng dung dịch nước xà phòng loãng để loại bỏ chất bẩn bám trên bề mặt. Sau đó rửa sạch mẫu dưới vòi nước chảy, tráng lại mẫu bằng nước cất vô trùng. Tiếp theo chồi được sát khuẩn bề mặt bằng cồn 70%, bổ sung Tween 20 (4 giọt/100 ml dung dịch) trong 1 phút, rửa sạch bằng nước cất vô trùng. Tiếp đó khử trùng bằng dung dịch Mercury (II) chloride (HgCl2) nồng độ 0,1% với các khoảng thời gian 3, 5, 7, 9 phút và tráng lại bằng nước cất vô trùng. Mẫu sau khử trùng được cắt thành các đoạn ngắn (3 – 4 cm), mang 1 - 2 chồi ngủ hoặc chồi ngọn được cấy vào môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l BAP, 30 g/l sucrose, 7g/l agar và nuôi ở nhiệt độ phòng nuôi 25 ± 20C, cường độ ánh sáng 30 μEm−2 s−1, thời gian chiếu sáng 14 h/ngày. Mỗi thí nghiệm được thực hiện với 30 mẫu và lặp lại 3 lần. Sau 4 tuần nuôi cấy, thu thập số liệu và xử lý thống kê, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.12 và phụ lục 02.

B 3.11 Ả h hưở của hờ a khử ù đế ạo mẫ sạch v á s h chồ La ấm (A.formosanus) Cô hức Thờ a (phút) Số mẫ sạch Tỷ ệ mẫ sạch (%) Số mẫ sạch á s h chồ Tỷ ệ mẫ sạch ái s h chồ (%) KT1 3 0 0 0 0 KT2 5 4 13,33 4 13,33 KT3 7 14 46,67 14 46,67 KT4 9 22 73,33 3 10,00 Sig. 0,0001 0,0001

Dẫn liệu tại bảng 3.12 cho thấy, khi phân tích tỷ lệ mẫu sạch và khả năng tái sinh kết quả cho giá trị Sig 0,05. Điều này chứng tỏ việc sử dụng HgCl2 0,1% với thời gian khử trùng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tạo mẫu sạch và khả năng tái sinh chồi của các mẫu nghiên cứu. Ở công thức khử trùng HgCl2 0,1% 7 phút có tỷ lệ mẫu sạch là 46,67% và toàn bộ số mẫu sạch đó đều có khả năng tái sinh chồi. Khi tăng thời gian khử trùng lên 9 phút thì tỷ lệ mẫu sạch tăng lên 73,33% nhưng các mẫu này thường bị chuyển sang màu nâu, có khả năng tái sinh chồi rất thấp (10%), thậm chí không tái sinh chồi. Điều này có thể do thời gian khử

trùng dài, khiến chất khử trùng HgCl2 ngấm sâu vào các mô mẫu và gây chết mẫu. Ngược lại, khi thời gian khử trùng ngắn 3 phút thì 100% các mẫu đều bị nhiễm nấm hoặc khuẩn sau 3-5 ngày nuôi cấy, do thời gian khử trùng ngắn chưa đủ để tiêu diệt nấm và khuẩn. Ở khoảng thời gian khử trùng 5 phút tỷ lệ mẫu sạch chỉ đạt 13,33% đối với mẫu ở đoạn thân khí sinh, 100% các mẫu ở phần thân rễ đều bị nhiễm nấm và khuẩn.

Như vậy, thời gian khử trùng mẫu để tạo mẫu sạch là rất quan trọng và ảnh hưởng đến khả năng tái sinh chồi khi thực hiện nhân giống in-vitro loài Lan gấm (A.formosanus). Thời gian khử trùng mẫu 7 phút cho kết quả tốt nhất trong các công thức nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại Thanh Hoá. (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w