So sánh VSA 700 và các chuẩn mực quốc tế hiện hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá chuẩn mực kiểm toán việt nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan (Trang 48 - 50)

Nhìn chung, cả Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 700 (ISA 700) và VSA 700 đều quy định Báo cáo kiểm toán phải có các yếu tố cơ bản như đã đề cập ở phần 2.1.2. Tuy nhiên, cách bố trí về hình thức báo cáo kiểm toán, như: các tiêu đề và các yếu tố lại có một số điểm khác nhau giữa ISA 700 và VSA 700 (Bảng 2.1); cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Sự khác nhau của các yếu tố trên báo cáo kiểm toán giữa ISA 700 và VSA 700

Tiêu chí ISA 700 VSA 700

Tiêu đề của báo cáo

“Báo cáo của kiểm toán viên độc lập” “Báo cáo kiểm toán”

Đoạn mở đầu Chỉ bao gồm đoạn mở đầu. Bao gồm đoạn mở đầu và trách nhiệm của Ban giám đốc

Trách nhiệm của Ban giám đốc

Được tách biệt thành một đoạn riêng trên báo cáo kiểm toán và được đặt tiêu đề là “Trách nhiệm của Ban giám đốc đối với báo cáo tài chính”

Gộp chung vào phần mở đầu và không đặt tiêu đề. Trách nhiệm

của kiểm toán viên

- Tiêu đề: “Trách nhiệm của kiểm toán viên” - Cụ thể và yêu cầu đầy đủ hơn trong việc mô tả công việc của kiểm toán viên, như: giải thích cụ thể là các chuẩn mực kiểm toán quốc tế yêu cầu các kiểm toán viên tuân thủ với các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, các thủ tục của kiểm toán viên dựa trên phán đoán của kiểm toán viên, bao gồm việc đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính do gian lận hay sai sót. Để có được đánh giá này, kiểm toán viên phải xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị liên

- Tiêu đề: “Cơ sở ý kiến” - Đề cập rằng kiểm toán viên đã sử dụng phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết để kiểm tra.

- 40 -

quan tới việc lập báo cáo tài chính để thiết kế các thủ tục kiểm toán cho phù hợp, nhưng không nhằm mục đích nêu ra ý kiến về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát của đơn vị.

Ý kiến của kiểm toán viên

- Chỉ duy nhất đế cập đến ý kiến chấp nhận toàn phần.

- Các loại ý kiến khác với ý kiến chấp nhận toàn phần, như: ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối hoặc ý kiến không chấp nhận được đề cập riêng rẽ trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 705 (ISA 705) – Thay đổi ý kiến trên báo cáo kiểm toán độc lập. Không đề cập đến ý kiến tùy thuộc vào.

- Ngoài ra, các quy định về đoạn nhấn mạnh và những đoạn về các vấn đề khác trên báo cáo kiểm toán độc lập cũng được quy định riêng ở chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 706 (ISA 706) – Đoạn nhấn mạnh và các vấn đề khác trên báo cáo kiểm toán độc lập. Bao gồm các loại ý kiến: Ý kiến chấp nhận toàn phần (bao gồm luôn cả đoạn nhấn mạnh, nếu có) Ý kiến chấp nhận từng phần (bao gồm cả ý kiến tùy thuộc vào) Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến) Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược)

- 41 -

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá chuẩn mực kiểm toán việt nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)