Với mục đích của báo cáo kiểm toán là thể hiện một ý kiến về báo cáo tài chính có được lập dựa trên các cơ sở lập báo cáo tài chính hay không (theo IAS) hoặc có được lập phù hợp với các quy định được chấp nhận chung hay không (theo US GAAS), cho thấy báo cáo kiểm toán và các chuẩn mực kế toán có quan hệ rất mật thiết với nhau và mối quan hệ này thể hiện thông qua các chuẩn mực kiểm toán khi các chuẩn mực kiểm toán luôn được thiết lập cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán. Khi các chuẩn mực kế
- 28 -
toán chưa quy định rõ ràng về một vấn đề nào đó thì báo cáo kiểm toán phải làm rõ vấn đề này, nghĩa là kiểm toán viên sẽ phải đề cập và thể hiện rõ vấn đề trên báo cáo kiểm toán của mình; nhưng một khi vấn đề này đã được làm rõ trong một chuẩn mực kế toán nào đó thì trên báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên không cần đề cập đến vấn đề này nữa mà chỉ đơn giản là nhận xét chung về báo cáo tài chính của đơn vị có trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Bảng 1.3 bên dưới thể hiện mối quan hệ giữa các chuẩn mực kế toán và báo cáo kiểm toán thông qua nội dung của các chuẩn mực kiểm toán.
Bảng 1.3: Mối quan hệ giữa báo cáo kiểm toán và các chuẩn mực kế toán qua các chuẩn mực kiểm toán
Chuẩn mực kiểm
toán
Nội dung của chuẩn mực, liên quan đến chuẩn mực kế toán
về
SAS 1 - Hàng tồn kho;
- Tôn trọng các quy định kế toán được chấp nhận chung; - Tính nhất quán trong việc áp dụng các chuẩn mực kế toán; - Các sự kiện sau niên độ.
SAS 32 Sự đầy đủ của thông tin được công bố trên báo cáo tài chính. SAS 45 Các bên có liên quan
SAS 50 Áp dụng các nguyên tắc kế toán SAS 57 Các ước tính kế toán
SAS 59, SAS 77 Đáng giá khả năng hoạt động liên tục của đơn vị để xác định liệu nguyên tắc dồn tích của kế toán có còn hợp lý
SAS 101 Đánh giá các công bố và các đo lường hợp lý trên báo cáo tài chính
- 29 -
Dưới đây, ta sẽ đi vào phân tích mối quan hệ giữa báo cáo kiểm toán với các chuẩn mực kế toán thông qua sự thay đổi hai quy định về kế toán nổi bật: thay đổi chính sách kế toán và quy định về các tình huống chưa rõ ràng.