Các tình huống chưa rõ ràng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá chuẩn mực kiểm toán việt nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan (Trang 38 - 42)

Các tình huống chưa rõ ràng được chia ra thành hai loại, chưa rõ ràng về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị và các tình huống chưa rõ ràng khác.

- 30 -

1.4.2.1. Về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị

Ngay từ giai đoạn báo cáo kiểm toán ra đời, vấn đề về khả năng hoạt động cũng đã được đề cập đến trong báo cáo kiểm toán, nhưng dưới dạng ý kiến chấp nhận từng phần với cụm từ “tùy thuộc vào”. Bất kỳ khi nào kiểm toán viên có nghi ngờ liên quan đến khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, kiểm toán viên không cần thiết phải tiến hành thêm bất kỳ thủ tục đánh giá nào về đơn vị, về các công ty có liên quan của đơn vị, về ngành nghề kinh doanh, về nền kinh tế nói chung…để đưa ra kết luận về khả năng hoạt động liên tục. Nguyên nhân để kiểm toán viên có rất ít trách nhiệm về vấn đề này là vì thứ nhất, chuẩn mực kế toán chưa có quy định nào về vấn đề này phải trình bày trên báo cáo tài chính, thứ hai, các quy định về kế toán cũng chưa yêu cầu trách nhiệm của kiểm toán viên về vấn đề này. Đến năm 1975, chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 1 “Presentation of Financial Statements” (“Trình bày báo cáo tài chính”) được ban hành bởi IASB với quy định cụ thể về trình bày về vấn đề hoạt động liên tục trên thuyết minh báo cáo tài chính và các thay đổi đối với cơ sở lập báo cáo trên báo cáo tài chính của đơn vị nếu khả năng hoạt động liên tục của đơn vị đã không còn. Khi IAS 1 ra đời, kiểm toán viên không thể tiếp tục sử dụng ý kiến chấp nhận từng phần “tùy thuộc vào” được nữa và do đó, ngành nghề kiểm toán đòi hỏi phải có một quy định mới cho phù hợp với vấn đề này.

Để đáp ứng sự thay đổi trong chuẩn mực kế toán, năm 1988, AICPA ban hành SAS 59 “The Auditor's Consideration of an Entity's Ability to Continue as a Going Concern” (“Xem xét của kiểm toán viên về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị”) với quy định cho ngành nghề kiểm toán về vấn đề này. SAS 59 có quy định trách nhiệm của kiểm toán viên đối với khả năng hoạt động liên tục của công ty được kiểm toán và các thủ tục cần thiết để kiểm toán viên có thể xem xét và đưa ra kết luận về vấn đề này. Do báo cáo tài chính của đơn vị đã được lập theo IAS 1, nghĩa là trong trường hợp có nghi ngờ về khả năng này thì nhà quản lý phải công bố đầy đủ và rõ ràng trên báo cáo tài chính và cơ sở lập báo cáo tài chính khác không phải dồn tích; nên theo SAS 59, công việc của kiểm toán viên lúc này chỉ là xem xét, đánh giá và đưa ra ý kiến rằng nhà

- 31 -

quản lý có thực hiện tốt nghĩa vụ này hay chưa và liệu đánh giá của nhà quản lý về khả năng hoạt động liên tục có hợp lý hay không và báo cáo kiểm toán chỉ cần có thêm một đoạn giải thích về vấn đề này sau đoạn ý kiến của kiểm toán viên nếu có nghi ngờ về khả năng hoạt động trong thời gian còn lại của công ty; ngoài ra, không có thay đổi nào được yêu cầu trong đoạn mở đầu, phạm vi và đoạn ý kiến kiểm toán cho trường hợp này.

1.4.2.2. Các tình huống chưa rõ ràng khác

Đối với các tình huống chưa rõ ràng khác, như là các vấn đề chưa rõ ràng về các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán, trước khi có chuẩn mực kế toán liên quan được ban hành thì báo cáo kiểm toán cũng là ý kiến chấp nhận từng phần sử dụng cụm từ “tùy thuộc vào” cho vấn đề này. Vào năm 1978, chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ được giới thiệu. IAS 10 “Events after Reporting period” (“Các sự kiện sau ngày báo cáo”) ra đời với các hướng dẫn cụ thể cho việc kế toán và trình bày những sự kiện phát sinh sau niên độ; do đó, việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến “tùy thuộc vào” khi chưa chắc chắn về ảnh hưởng của những sự kiện này đối với báo cáo tài chính như trước kia là không còn phù hợp nữa. Đến năm 1987, SAS 58 về báo cáo kiểm toán ra đời đã đáp ứng được sự thay đổi của chuẩn mực kế toán này. SAS 58 quy định, trong trường hợp đơn vị có bất kỳ một sự kiện phát sinh sau niên độ, kiểm toán viên phải xem xét trình bày của đơn vị về vấn đề này trên báo cáo tài chính đã hợp lý chưa (sự kiện nào nên điều chỉnh, sự kiện nào nên thuyết minh và sự kiện nào không liên quan đến năm tài chính kiểm toán) và đưa ra ý kiến chấp nhận hay không về tổng thể báo cáo tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh trình bày ý kiến của mình như thường lệ, đối với vấn đề này, SAS 58 quy định báo cáo kiểm toán phải có thêm đoạn giải thích tùy vào khả năng bị mất tiền và liệu có ước tính hợp lý được số tiền hay không.

- 32 -

Qua các trường hợp trên, rõ ràng ta thấy có sự thay đổi đáng kể trên báo cáo kiểm toán khi các quy định kế toán ban hành để làm rõ cho những vấn đề trên báo cáo tài chính mà trước đây chưa có. Tuy nhiên, liệu những quy định hiện tại về những vấn đề trên được nêu trong đoạn giải thích của báo cáo kiểm toán có thực sự cấn thiết hay không, hay chỉ đơn giản là kiểm toán viên chỉ cần đánh giá là liệu những vấn đề này đã được doanh nghiệp trình bày đầy đủ và chính xác trong báo cáo tài chính hay chưa để ra ý kiến chung về báo cáo tài chính “trung thực và hợp lý” là đủ. Ta sẽ tiếp tục xem xét vấn đề này qua khảo sát thực tế trong chương tiếp theo của chuyên đề nghiên cứu.

- 33 -

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ NỘI DUNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG VSA 700-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá chuẩn mực kiểm toán việt nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan (Trang 38 - 42)