CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2018
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất
2.2.2. Mô tả hành vi đặt hàng online của khách hàng
2.2.2.1. Nguồn thông tin biết đến của khách hàng
Bảng 6: Cơ cấu mẫu theo nguồn thông tin
Tiêu chí Số người
trả lời Tỉ lệ (%) Tích lũy (%) Các nguồn thông tin
Bạn bè, người quen giới thiệu 36 30.0 30.0
Người thân 21 17.5 47.5
Mạng xã hội 10 8.3 55.8
Hoạt động quảng bá của siêu thị 53 44.2 100
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2019)
Dựa vào bảng trên, ta thấy nguồn thông tin mà các khách hàng biết đến nhiều nhất là hoạt động quảng bá của siệu chiếm số lượng nhiều nhất với 53 phiếu trả lời tương ứng 44.2% trên tổng số 120 phiếu điều tra. Ngoài ra, thông tin từ bạn bè, người quen đứng thứ 2 khi chiếm 30.0% với 36 phiếu trả lời, theo sau là nhóm người thân với 21 lượt trả lời (chiếm 17.5%). Cuối cùng, nhóm mạng xã hội nhận được sự trả lời thấp nhất từ các khách hàng chỉ với 10 phiếu điều tra tương ứng 8.3% trên tổng số 120 phiếu điều tra.
2.2.2.2. Tần suất mua hàng tại siêu thị của khách hàng
Bảng 7: Cơ cấu mẫu theo tần suất
Tiêu chí Số người trả lời Tỉ lệ (%) Tích lũy (%) Tần suất mua hàng Chỉ 1 lần 17 14.2 14.2 Từ 1 đến 2 lần 42 35.0 49.2 Từ 3 đến 4 lần 51 42.5 91.7 Trên 4 lần 10 8.3 100
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2019)
Dựa vào bảng trên, có thể thấy tần suất mua hàng của các nhóm chênh lệch khá rõ rệt, trong đó nhóm “từ 3 đến 4 lần” chiếm số lượng nhiều nhất với 51 phiếu trả lời tương ứng 42.5% trên tổng số 120 phiếu điều tra. Ngoài ra, nhóm “từ 1 đến 2 lần” chiếm 35.0% đứng vị trí thứ 2 tương ứng 42 lượt trả lời, theo sau là nhóm “chỉ 1 lần” với 17 lượt trả lời (chiếm 14.2%). Cuối cùng, nhóm “trên 4 lần” nhận được sự trả lời thấp nhất từ khách hàng chỉ vỏn vẹn với 10 phiếu điều tra tương ứng 8.3%.
2.2.2.3. Mức chi tiêu cho mỗi lần mua hàng
Bảng 8: Cơ cấu mẫu theo mức chi tiêu
Tiêu chí Số người trả lời Tỉ lệ (%) Tích lũy (%) Mức chi tiêu Dưới 200 nghìn đồng 8 6.7 6.7 Từ 200 đến dưới 500 nghìn đồng 27 22.5 29.2 Từ 500 đến dưới 1 triệu đồng 65 54.2 83.3 Trên 1 triệu đồng 20 16.7 100
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2019)
Từ kết quả của bảng trên, có thể thấy rằng mức chi cho mỗi lần của khách hàng khá cao, trong đó nhóm “từ 500 đến dưới 1 triệu đồng” chiếm số lượng nhiều nhất với 65 phiếu trả lời tương ứng 54.2% trên tổng số 120 phiếu điều tra. Ngoài ra, nhóm “từ 200 đến dưới 500 nghìn đồng” chiếm 22.5% đứng vị trí thứ 2 tương ứng 27 lượt trả lời, theo sau là nhóm “trên 1 triệu đồng” với 20 lượt trả lời (chiếm 16.7%). Cuối cùng, nhóm “dưới 200 nghìn đồng” nhận được sự trả lời thấp nhất từ khách hàng chỉ vỏn vẹn với 8 phiếu điều tra tương ứng 6.7%. Qua đó có thể thấy rằng mức chi tiêu cho mỗi lần mua hàng của khách hàng là khá tốt với ngưỡng từ 500 đến dưới 1 triệu đồng.
2.2.2.4. Mức độ biết đến dịch vụ đặt hàng online của siêu thị
Bảng 9: Cơ cấu mẫu theo mức độ biết đến
Tiêu chí Số người
trả lời Tỉ lệ (%) Tích lũy (%) Mức độ biết đến
Chưa biết đến dịch vụ 10 8.3 8.3
Biết đến nhưng chưa sử dụng 30 25.0 33.3
Đã và đang sử dụng 64 53.3 86.7
Đã sử dụng nhưng bây giờ không còn sử dụng
16 13.3 100
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2019)
Dựa vào bảng trên, có thể thấy mức độ biết đến dịch vụ đặt hàng online của siêu thị từ các nhóm chênh lệch khá rõ rệt, trong đó nhóm “đã và đang sử dụng” chiếm số lượng nhiều nhất với 64 phiếu trả lời tương ứng 53.3% trên tổng số 120 phiếu điều tra. Ngoài ra, nhóm “biết đến nhưng chưa sử dụng” chiếm 25.0% đứng vị trí thứ 2 tương ứng 30 lượt trả lời, theo sau là nhóm “đã sử dụng nhưng bây giờ không còn sử dụng” với 16 lượt trả lời (chiếm 13.3.%). Cuối cùng, nhóm “chưa biết đến dịch vụ” nhận được sự trả lời thấp nhất từ khách hàng chỉ vỏn vẹn với 10 phiếu điều tra tương ứng 8.3%.