Quy trình xuất kho vật tư

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN HÀNG tồn KHO tại CÔNG TY cổ PHẦN NHỰA đà NẴNG (Trang 32 - 35)

Thủ kho Cập nhật thẻ kho

Bước 1: Khi các tổ nhận được lệnh sản xuất (có 4 tổ) căn cứ vào định mức vật tư tiêu hao để tính ra lượng vật tư cần dùng cho sản xuất và viết phiếu yêu cầu xuất vật tư. Chứng từ đề nghị xuất vật tư được phê chuẩn bởi trưởng bộ phận sản xuất, được lập thành 3 liên. Liên 1: giao cho bộ phận có nhu cầu sử dụng vật tư, liên 2 giao cho thủ kho và liên 3 giao cho phòng kế toán.

Bước 2: Kế toán phòng kinh doanh lập phiếu xuất kho vật tư có đầy đủ chữ kí của người nhận, thủ kho, người lập phiếu, người duyệt.

Bước 3: Tiến hành xuất nguyên liệu, vật tư cho bộ phận sản xuất, cập nhật thẻ kho và các sổ sách khác để theo dõi, quản lý và báo cáo.

b, Xuất kho thành phẩm

Khách hàng đặt hàng của công ty qua điện thoại, email đặt hàng, fax. Khách hàng tiêu dùng lẽ, cá nhân có thể đặt hàng trực tiếp tại showroom bán hàng của công ty trên đường Trần Cao Vân.

Bước 1: Phòng kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng của khách hàng. Tất cả các đơn đặt hàng đều được đánh số thứ tự khi nhận.

Bước 2: Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán thực hiện lệnh xuất kho. Kế toán đối chiếu lại thông tin trên đơn đặt hàng và kiểm tra lại lượng hàng tồn lên phần mềm quản lý tồn kho của mình. Đồng thời thủ kho cũng kiểm tra lại lượng hàng thực tế trong kho. Nếu như hàng không đủ thì thông báo cho khách hàng, trường hợp này có thể thương lượng với khách hàng giao hàng với số lượng ít hoặc hủy đơn đặt hàng.

Bước 3: Nếu đủ hàng thì báo cho kế toán lập và in hóa đơn bán hàng, trên đó ghi đầy đủ: Số lượng, đơn giá, thành tiền. Hóa đơn giá trị gia tăng được lập thành 3 liên: Liên 1 lưu tai bộ phận kinh doanh, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 chuyển cho phòng kế toán và có đầy đủ chữ kí của người mua hàng, thủ kho, kế toán trưởng, giám đốc công ty và người lập.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Công Phương

2.2.3. Tính giá hàng tồn kho tại công ty2.2.3.1. Giá nhập kho 2.2.3.1. Giá nhập kho

 Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:

Hiện nay, công ty đang áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và kế toán hàng tồn kho theo giá mua thực tế tức là để xác định giá trị thực tế vật tư nhập kho, kế toán căn cứ vào các “Hoá đơn mua hàng” hoặc “Phiếu nhập kho vật tư ”. Tại công ty có hai nguồn nhập:

- Mua trong nước: Giá trị thực tế vật

tư n nhập kho (VNĐ)

Giá trị mua trên hóa đơn chưa thuế (VNĐ)

- Mua nước ngoài: Giá trị thực tế

vật tư n nhập kho

Trong đó: Chi phí mua bao gồm chi phí bốc dỡ, chi phí vận chuyển từ cảng về kho tùy theo quy định hợp đồng kinh doanh giữa hai bên.

Thuế nhập khẩu = thuế suất nhập khẩu * giá trị hàng nhập khẩu (VNĐ) Thuế nhập khẩu được xác định dựa trên quy định của hải quan.

 Đối với thành phẩm

Hàng ngày, kế toán thành phẩm chỉ theo dõi và ghi sổ về số lượng. Đến cuối kỳ sẽ tập hợp lên số giá trị nhập kho của từng thành phẩm.

Tổng giá thực tế sản

xuất thành phẩm n nhập = kho trong quý

Ví dụ: Căn cứ vào phiếu nhập kho Hạt nhựa bã vàng M1041 ( Hình 2.3) ta tính được giá thực tế nhập kho như sau:

Giá thực tế nhập kho Hạt nhựa bã vàng M1041 = 1000 * 117.200 = 117.200.000 (VNĐ)

Thuế GTGT = 10% * 117.200.000 = 11.720.000

Tổng thanh toán = 117.200.000 + 11.720.000 = 128.920.000

2.2.3.2. Giá xuất kho

Hiện nay, công ty đang sử dụng phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền thời điểm.

 Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn giá

xuất kho = xuất thứ n)

lần thứ n

trước lần xuất thứ n)

 Đối với thành phẩm:

Đối với thành phẩm thì giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm chỉ được tính khi kết thúc chu kì sản xuất hoặc khi kết thúc kỳ tính giá thành. Do đó, trên thực tế không áp dụng được phương pháp nhập giá nào xuất giá đó vì thường khi xuất vẫn chưa biết được giá nhập. Vì vậy, công ty đã áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá thành phẩm xuất kho.

Ví dụ: Tính giá xuất kho của vật tư Giấy Kraft Nga (Hình 2.5)

Số lượng tồn cuối tháng 10 của giấy Kraft Nga là 13601 Kg. Đơn giá bình quân tại thời điểm đó là 25.553,26 (đồng).

Ngày 09/11/2018, xuất 1255 Kg, thì giá xuất thời điểm này vẫn là 25.553,26 (đồng). Ngày 16/11/2018, nhập kho 5742 Kg với đơn giá 26.273 (đồng).

Ngày 26/11/2018, xuất 2858 Kg, thì đơn giá xuất tại hời điểm này sẽ là:

Đơn giá Cộng 25.553 tháng 10 09/11/18 25.553 16/11/18 26.273 26/11/18 25.782 2.2.3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang

Do số lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối đồng đều qua các kỳ cho nên công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Thực tế tại công ty áp dụng cách tính là lượng nguyên liệu chính (cả tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ) đưa vào sử dụng hết bao nhiêu để cho ra thành phẩm thì còn lại là sản phẩm dở dang kể cả phế liệu thu hồi (ngoại trừ phế phẩm bao bì xi măng không thể tái chế được).

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong đó: Giá trị nguyên liệu chính tồn dở dang cuối kỳ Giá trị phế liệu thu hồi tồn cuối kỳ

Đơn giá của phế liệu thu hồi là đơn giá nhập kho của phế liệu thu hồi. Còn đơn giá của nguyên liệu chính sử dụng và phế liệu thu hồi đưa vào tái sản xuất được tính theo phương pháp bình quân gia quyển cuối kì (quý).

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Công Phương

2.2.4. Quy trình phản ánh trên sổ kế toán hàng tồn kho tại công ty2.2.4.1. Phản ánh biến động hàng tồn kho trong kỳ tại công ty a, 2.2.4.1. Phản ánh biến động hàng tồn kho trong kỳ tại công ty a, Phản ánh trường hợp tăng

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN HÀNG tồn KHO tại CÔNG TY cổ PHẦN NHỰA đà NẴNG (Trang 32 - 35)