Khí trong các lớp trầm tích

Một phần của tài liệu Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 3 ppsx (Trang 43 - 45)

c) Phân bố các loại dầu khí, condensat ở các bể trầm tích

4.3.2Khí trong các lớp trầm tích

Vỏ trầm tích chiếm khoảng 10% khối lượng chung của vỏ lục địa. Đá phổ biến là sét, sét phiến, sau đó là bột, cát, đá cacbonat và đá núi lửa. Khi tạo đá các thành phần khóang, hữu cơ chịu sự biến đổi mạnh mẽ dưới tác động của các quá trình địa hóa. Một phần trong chúng tạo thành khí. Khí được gặp dưới dạng tự do, hòa tan và phân tán. Khi phân tán trong đá được phân ra các loại

- Khí tự do phân bố trong các lỗ hổng, khe nứt - Khí tự do bị giam giữ trong các lỗ hổng kín - Khí hòa tan trong nước ngầm

- Khí hòa tan trong dầu

- Khí bị hấp phụ bởi các đá chứa vật liệu hữu cơ - Khí trong các vỉa condensat

Khí có nhiều nguồn gốc khác nhau. Một trong số đó là khí từ vật liệu hữu cơ. Theo ước tính của các chuyên gia thì trữ lượng vật liệu hữu cơ chiếm tới 72.1014 T, trong đó đá sét có tới 54.1014 T.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA CÁC SẢN PHẨM BIẾN ĐỔI CỦA VẬT LIỆU HỮU CƠ 152

Nguồn vật liệu hữu cơ là chủ yếu sinh ra khí, song thành phần khóang trong điều kiện thuận lợi biến đổi và cũng sinh ra khí.

Hai loại vật liệu hữu cơ đều có khả năng sinh khí, song loại humic có ưu thế sinh khí nhiều hơn trong các giai đoạn biến chất, thành phần của nó chủ yếu là metan. Các đồng đẳng của metan thường được sinh ra do vật liệu hữu cơ sapropel (bảng 4.7 và 4.8). Nếu vật liệu hữu cơ chiếm tới 1% của trầm tích thì có thể sinh ra 13,6.1011 m3 khí, trong đó 2,6.1011 m3 là khí hydrocacbon.

Bảng 4.7: Lượng khí sinh ra bởi loại vật liệu hữu cơ humic (Theo Rogozina E. A, Neruchev S. G, Uspenski V. A, 1974)

mg/ 100 T đá % T.T trong tổng khí Giai đoạn biến chất

CO2 CH4 H2S NH3 CO2 CH4 H2S NH3PK3 104,2 57,9 13,5 34,1 49,7 27,6 6,4 16,3 PK3 104,2 57,9 13,5 34,1 49,7 27,6 6,4 16,3 MK1 110,8 62,1 13,5 34,1 50,2 28,2 6,1 15,5 MK1 2 126,5 71,8 13,5 35,5 51,1 29,0 5,5 14,4 MK2 2 140,6 73,4 13,5 36,1 53,4 27,8 5,1 13,7 MK3 148,2 77,4 17,3 36,2 53,1 27,7 6,2 13,0 MK4 153,3 92,1 19,2 37,2 50,8 30,5 6,4 12,3 MK5 154,3 99,0 19,6 38,9 49,4 31,8 6,3 12,5 AK1 154,8 107,4 19,9 39,7 48,1 33,4 6,2 12,3 AK2 155,8 126,2 20,4 41,0 45,4 36,8 5,9 11,9 AK3 156,8 146,4 21,7 43,2 42,6 39,8 5,9 11,7 AK4 157,8 169,5 23,1 44,2 39,9 43,0 5,9 11,2 Grafit 157,8 219,7 28,0 51,6 34,5 48,1 6,1 11,3

Bảng 4.8: Loại khí sinh ra bởi loại vật liệu hữu cơ sapropel

(Theo Rogozina E. A, Neruchev S. G, 1988)

mg/ 100 T đá % T.T trong tổng khí Giai đoạn biến chất CO 2 HC H2S NH3- N2 CO2 HC H2S NH3-N2 MK2 138,1 12,7 8,3 33,7 71,6 6,6 4,3 17,5 MK3 150,0 18,1 20,7 37,0 66,4 8,0 9,2 16,4 MK4 157,8 55,1 23,3 37,2 57,7 20,2 8,5 13,6 MK5 159,8 66,9 24,4 37,2 55,4 23,2 8,5 12,9 AK2 161,1 87,9 28,5 37,2 51,2 27,9 9,1 11,8 AK3 164,4 94,1 30,6 28,1 50,2 28,8 9,4 11,6 AK4 166,4 97,2 33,2 39,2 49,5 28,9 9,9 11,7 Grafit 168,5 105,3 35,2 39,9 48,3 20,2 10,1 11,4

Một phần của tài liệu Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 3 ppsx (Trang 43 - 45)