Khí trong các trầm tích chứa muố

Một phần của tài liệu Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 3 ppsx (Trang 45 - 46)

Trong các trầm tích chứa muối khí bị hấp phụ bởi bề mặt các tinh thể và dưới dạng bao thể nhỏ khí - lỏng và các bao thể lớn. Lượng khí không lớn do muối dễ hòa tan và kết tinh chặt xít. Độ rỗng của trầm tích chứa muối rất nhỏ 0,9÷3,0%. Còn trong các bao thể lớn khí nằm trong các lỗ hổng được hình thành do nén ép kiến tạo, đứt vỡ đá cũng như liên kết các vi bao thể với nhau tạo thành hệ thống lưu thông. Lượng khí trung bình có tới 50cm3/ kg đá, có khí tới 210cm3/ kg đá.

Xác định lượng khí bằng phương pháp cho khí argon 40 (40Ar) di cư từ các khung xương tinh thể của dải muối

.Ar Ar K Ar q Q C = 100 qAr- lượng argon mất (cm3/g) . . do Ar Ar

q =c K t qC - tốc độ tạo thành 40Ar trong 1 gam đá

K - nồng độ kali

t - tuổi của đá,

do Ar

q - lượng Ar đo được Trong đá chứa muối tồn tại ba dạng khí

- Khí sót bị giữ lại bởi đá khi kết tinh, trong số đó có không khí, khí sinh hóa (O2, một phần N2, CO2, Ar)

- Khí tại chỗ được tạo thành trong thời gian hình thành đá Đây là sản phẩm biến đổi chủ yếu của uran, thory, kali (tạo thành phần lớn là khí N2, CO2, CH+

4, C+

2, Ar, He). Các khí này có trong khung xương tinh thể của các khóang vật muối.

- Khí ngoại lai sinh ra ở bên ngoài đá chứa muối sau khi hình thành muối di cư tới. Thành phần chủ yếu là khí N2 (≈70%), C+

2 tới 40%. Tỷ số 3He/ 4He giảm mạnh tới < 10-8. Trong thành phần không gặp khí He từ lớp manti. Tỷ số đồng vị của argon rất cao 40Ar/ 36Ar = 2÷ 50.103. Đồng vị của khí nitơ rất nặng +4‰ . Đồng vị của metan và etan là -24‰. Khí trong cấu trúc khung tinh thể thường là CO2.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA CÁC SẢN PHẨM BIẾN ĐỔI CỦA VẬT LIỆU HỮU CƠ 154

các tích lũy chứa dầu, nằm ở các trầm tích phía dưới.

Quá trình hình thành khí như sau: Có các khí từ không khí và ở các đới sinh hóa gần bề mặt trên của lớp trầm tích hay bị giam giữ bởi khóang vật muối khi kết tinh (N2, O2, CO2, Ar, Ne...). Tiếp tục sau đó có các khí do các quá trình sau đây:

- Khí sinh ra do kết quả phân hủy hạt nhân của phần khóang vật trong đá muối. Các khí đó là N2, CH+

4, C+

2, CO2, H2, O2 v.v. bị giam giữ trong lỗ hổng.

- Khí di cư từ phần khóang vật ngoại lai di cư vào các tầng chứa muối. Một phần bị hấp phụ, một phần bị giam giữ bởi các lỗ hổng mới, khí này có thành phần He, CH4, N2, Ar ít hơn.

- Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo và tính dẻo của đá muối mà các bọt khí bị giữ lại bởi chúng. Do hình thành khí hydrocacbon ở dưới sâu di cư lên các tầng muối còn bị giữ lại. Do đó hay có các loại khí CH+

4, C+

2 (khí nặng) và CO2, N2, H2.

Một phần của tài liệu Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 3 ppsx (Trang 45 - 46)