MÔ HÌNH NÀY GỒM CÓ: WHO, WHAT, WHEN, WHERE, WHY, HOW, HOW MANY (HOW MUCH)
Để lập được một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể, bạn cần phải xác định mình nên Làm gì (What), Làm để làm gì (Why), Ai làm (Who), Làm khi nào (When), Làm ở đâu (Where), Làm như thế nào (How). Cụ thể hơn:
Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc 1W (why) Xác định nội dung công việc 1W (what)
Xác định 3W (where, when, who) Xác định cách thức thực hiện 1H (how) Xác định chi phí 1H (how nany, how much)
Hình 3.8: Nguyên tắc 5W2H
1. Xác định mục tiêu đào tạo (why)
Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển nhân lực là việc hết sức quan trọng, không có mục tiêu cũ thể thì rất khó để có thể xây dựng chương trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo và phát triển nhân lực cần rõ ràng, khả thi và có thể đo lường được. Khi xác định được yêu cầu, mục tiêu thì bạn sẽ luôn hướng trọng tâm các công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.
Để xác định mục tiêu đào tạo doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi sau:
Sau khi đào tạo, nhân viên cần có được các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ gì?
Sau khi đào tạo, nhân viên sẽ cải tiến được gì trong quá trình làm việc? Chất lượng lao động, chất lượng công việc mà quá trình đào tạo mang lại?
Mục tiêu đào tạo của Công ty Vinataba:
Đối với đào tạo hội nhập cho công nhân viên mới:
Tạo ấn tượng tốt và thái độ tích cực của nhân viên mới đối với công ty
Tạo môi trường thân thiện giúp nhân viên mới cảm giác được chào đón và muốn làm việc cho công ty
Bước đầu triển khai được cách thức làm việc, quy trình sản xuất của công ty để người lao động có thể dễ dàng tiếp cận
Đối với đào tạo chuyên sâu:
Nâng cao tay nghề, kỹ năng sử dụng máy móc trong dây chuyền sản xuất của công ty.
Biết sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại
Nâng cao các kỹ năng quảy lý cấp cao, kỹ năng mềm cho các phòng ban.
2. Xác định Nội dung đào tạo và phát triển nhân lực (What)
Từ việc xác định được nhu cầu dào tạo đưa ra các nội dung cần đào tạo những gì? Các nội dung của chương trình đào tạo phải gắn liền với mục tiêu đào tạo. Khi đào tạo xong thì người lao động phải thực hiện được các mục tiêu đề ra.
Các nội dung đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty Thuốc lá Vinataba: Nội dung của Đào tạo Hội nhập:
Giới thiệu công ty
Phổ biến các quy định, quy tắc, chế độ của công ty
Giới thiệu dây chuyền sản xuất, quy trình sản xuất của công ty Nội dung của Đào tạo chuyên sâu:
Tổ chức các buổi đào tạo chuyên sâu về quy trình sử dụng máy móc, máy sấy và quy trình bảo quản sản phẩm thuốc hiện đại
Nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: kỹ năng bán hàng; Báo cáo hợp nhất kế toán tài chính, Giám sát bán hàng, Phối chế sản phẩm và quản lý chất lượng thuốc lá, tin học văn phòng và ngoại ngữ
Nâng cao kỹ năng quản lý đối với đội ngũ quản trị
3. Xác định đối tượng đào tạo và phát triển nhân lực (Who)
Là danh sách những học viên, những vị trí cần được đào tạo của chương trình đào tạo đó. Để xác định được bộ phận cũng như đối tượng cần đào tạo, người xây dựng chương trình đào tạo cần phải trao đổi với những người lãnh đạo bộ phận, trưởng các phòng ban để biết được thực trạng thực hiện công việc, triển vọng nghề nghiệp, nhu cầu đào tạo của người lao động và phải dựa vào các tiêu chuẩn như: kết quả đánh giá thực hiện công việc, phân tích công việc và kết quả kiểm tra giám sát tình hình thực hiện đào tạo hàng năm để xác định nên đào tạo đối tượng nào, thuộc bộ phận gì, và hình thức đào tạo là gì...
Việc xác định được đúng đối tượng đào tạo để đảm bảo đào tạo đúng người cần đào tạo, đúng khả năng và nguyện vọng của họ, tránh tình trạng nhầm lẫn gây lãng phí thời gian và tiền bạc.
Đối với đào tạo thi nâng bậc: đối tượng được đào tạo nâng bậc trong Công ty phải đảm bảo điều kiện sau:
Trong thời gian giữ bậc cũ không vi phạm kỷ luật (từ mức khiển trách trở lên), chấp hành tốt nội quy, quy chế của công ty. Năm nào bị kỷ luật thì năm đó không được thi nâng bậc lương và không được tính vào thời gian giữ bậc ( 24 tháng với bậc 2/6 – 3/6 và 36 tháng với bậc 3/6 – 4/6).
Người được đào tạo phải thường xuyên hoàn thành công việc được giao đạt định mức lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật.
Đối tượng được đào tạo nâng bậc sẽ thi tay nghề theo tiêu chuẩn bậc kĩ thuật và cấp bậc công việc thực tế đòi hỏi.
Đối với Đào tạo hôi nhập:
Đối tượng đào tạo là những người mới được tuyển vào làm việc, thường là tham gia các khóa học dẫn máy (do tính chất công việc đòi hỏi mở thêm các lớp học dẫn máy hàng năm) hoặc những người được thuyên chuyển, luân phiên công việc.
Đối với đào tạo chuyên sâu:
Đối tượng của đào tạo là những người lao động có chuyên môn, nghiệp vụ nhất định, đã gắn bó lâu dài với công ty, chấp hành tốt kỉ luật lao động, có sức khỏe và thường xuyên hoàn thành công việc được giao theo định mức lao động.
Công ty tổ chức các lớp học về duy trì năng suất tổng thể thì đối đào tạo ở đây là ban giám đốc, trưởng phó phòng (trừ phòng thị trường và phòng tiêu thụ), cán bộ kỹ thuật, chuyên viên kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất.
Đội ngũ quản trị: Bao gồm các chuyên viên, các nhà quản lý trong công ty nhằm mục đích thay đổi, cải tiến tư duy làm việc, phát triển các kỹ năng quản lý, lãnh đạo quan trọng như: Kỹ năng giao việc, Kỹ năng lập kế hoạch, Kỹ năng Giap tiếp đắc nhân tâm,…
Đối với đào tạo do thay đổi dây chuyền, công nghệ sản xuất
Khi dây chuyền, công nghệ sản xuất thay đổi thì đòi hỏi phải đào tạo lao động để họ có thể thích ứng và sử dụng được công nghệ mới. Đối tượng được lựa chọn là những người có năng lực, khả năng tiếp thu công nghệ mới, có ý thức kỉ luật.
Đối với đào tạo các khóa về an toàn lao động và phổ biến hệ thống quản lý chất lượng của công ty: Đối tượng đào tạo là toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty
=> Nhận xét:
Công ty đã xác định đối tượng đào tạo tương đối hoàn chỉnh, cụ thể, rõ ràng. Do đặc thù của nghề nghiệp nên công ty chú trọng tới đào tạo nâng bậc, nâng cao tay nghề cho người lao động.
Công ty đã lựa chọn những người lao động trẻ tuổi đi đào tạo để có thể dễ dàng tiếp thu và áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Việc lựa chọn người đi học còn mang tính chất luân phiên để đảm bảo công bằng ai cũng được đi học.
4. Xác định phương pháp và hình thức đào tạo (How)
Đối với lao động mới:
Phương pháp được lựa chọn là đào tạo và phát triển nghề, chỉ dẫn công việc, kèm cặp chỉ bảo
Ban Giám đốc sẽ tiến hành đánh giá định kỳ trước đào tạo, xác định các đối tượng và kỹ năng cần phát triển của nhân viên
Lên danh sách các lớp đào tạo được mở, và danh sách nhân viên bắt buộc tham gia Tổ chức đăng ký tham gia tự nguyện cho các nhân viên khác (chỉ hỗ trợ 50% chi phí
cho nhóm đối tượng này) Tiến hành tổ chức đào tạo
Cho học viên tham dự thực hành trực tiếp dưới sự giám sát của Hội đồng giám khảo Hội đồng giám khảo gồm 3 người bao gồm Giảng viên chịu trách nhiệm giảng dạy,
Giám đốc công ty và một thành viên khác trong công ty (thường là CEO hoặc chuyên viên nhân sự được phân công)
Sau đó tiến hành đánh giá và đào tạo
Cuối cùng là đánh giá sau đào tạo, thu thập ý kiến của học viên tham dự khóa học nhằm mục đích nâng cao công tác đào tạo trong tương lai.
Đối với đội ngũ quản lý:
Đối với nhóm đối tượng này Công ty lựa chọn phương pháp đào tạo tại trung tâm đào tạo Vinataba kết hợp vs slide bài giảng
Lộ trình đào tạo cũng được chia làm 2 phần như với đào tạo đội ngũ nhân viên. Sau đó Hội đồng sẽ đánh giá và cho điểm bài kiểm tra, căn cứ vào đó đánh giá một
chỉ tiêu được gọi là “mức độ hoàn hảo” của khóa đào tạo đó.
Cuối cùng là thu thập ý kiến của học viên tham gia nhằm mục đích đánh giá khóa học, nâng cao công tác đào tạo và phát triển nhân viên trong thời gian tới.
5. Xác định thời gian, địa điểm đào tạo và phát triển nhân lực (When + Where)
Thời gian và địa điểm đào tạo được xác định dựa trên những yêu cầu của công tác đào tạo, yêu cầu của doanh nghiệp đối với người lao động, và nguyện vọng của người lao động.
Khi xác định địa điểm đào tạo trước tiên doanh nghiệp cần dựa vào quy mô lớp học, các yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị, tiếp theo là cân nhắc tới việc tạo thuận lợi cho giảng viên và người học. Trong nội dung này, doanh nghiệp sẽ cân nhắc tới phương án là
sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc đi thuê. Về thời gian thì doanh nghiệp cần xác định được khoảng thời gian có thể sử dụng được các trang thiết bị.
Từ đó, doanh nghiệp lựa chọn thời gian và địa điểm sao cho người lao động có thể tham gia đầy đủ khóa đào tạo, vừa có thể cống hiến tốt nhất cho doanh nghiệp.
Đối với Đào tạo Hội nhập: Công ty Thuốc lá Việt Nam- Vinataba lựa chọn tổ chức đào tạo ngay tại phòng đào tạo của công ty. Thời gian 1 ngày
Đối với Đào tạo chuyên sâu:
Địa điểm: Tại dây chuyền sản xuất của công ty và tại phòng Đào tạo lý thuyết. Thời gian: tùy thuộc vào mỗi chương trình và đối tượng đào tạo khác nhau.
6. Xác Định Cần Bao Nhiêu Tiền (Chi Phí) (How much. How many)
Câu hỏi này không khó nhưng lại là vấn đề nhạy cảm. Cần phải có một dự toán kĩ lưỡng và rõ ràng, như vậy khi có những sự chênh lệch xảy ra thì sẽ dễ dàng để rà soát hơn, đồng thời cũng cần tìm hiểu kĩ về chi phí trên thị trường để tránh giá quá cao so với mặt bằng chung.
Để xác định được chi phí cho quá trình đào tạo cần:
Xác định quỹ đào tạo và phát triển nhân lực của công ty: Quỹ đào tạo và phát triển nhân lực làm cơ sở cho việc cân đối chi phí cho các hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực sẽ được thực hiện nhằm tránh tình trạng thâm hụt ngân sách đào tạo và phát triển nhân lực. Các quỹ chủ yếu của ngân sách đào tạo và phát triển nhân lực bao gồm: Quỹ phát triển doanh nghiệp, Khuyến khích tài năng trẻ, Ngân sách từ xã hội hóa.
Xác định chi phí cho chương trình đào tạo và phát triển nhân lực: Tiền thuê giảng viên
Tiền cơ sở vật chất
Tiền hỗ trợ người giảng dạy Tiền dụng cụ đào tạo
Stt Các loại chi phí Kế hoạch đào tạo
1 Tiền thuê giảng viên 40 triệu
2 Tiền dụng cụ đào tạo 10 triệu
3 Tiền hỗ trợ người giảng dạy 35 triệu