Thông tin về tổng quỹ định suất và tổng số thẻ BHYT của 2 tỉnh Khánh Hòa và Bình Định trong các năm 2013, 2014 được trình bày trong bảng 3.1. Các sự thay đổi được quy ước là mức chênh lệch (tỷ lệ %) của số liệu năm sau với số liệu năm trước. Sự thay đổi mang giá trị âm là giảm, giá trị dương là tăng.
Bảng 3.1. Tổng quỹ định suất và tổng số thẻ BHYT
Tỉnh Năm 2013 Năm 2014 Sự thay đổi(%)
Tổng quỹ định suất (Tỷ VNĐ) Khánh Hòa 276,6 107,1 -61,3
Bình Định 127,9 147,7 15,5
Tổng số thẻ BHYT Khánh Hòa 578.827 597.406 3,2
Bình Định 371.428 380.679 2,5
Thí điểm sửa đổi thanh toán theo định suất với việc đưa thanh toán đa tuyến ra ngoài quỹ định suất đã tạo ra thay đổi lớn về tổng quỹ định suất (giảm 61,3%) trong điều kiện tổng số thẻ BHYT ít thay đổi (tăng 3,2%). Tỉnh đối chứng là Bình Định tiếp tục áp dụng thanh toán theo định suất như quy định tại thông tư liên tịch 09/2009/TTLT-BYT-BTC có tổng quỹ định suất tăng 15,5% và tổng số thẻ tăng 2,5%. Số liệu thẻ trong năm 2013, 2014 theo 6 nhóm đối tượng của cả 2 tỉnh được trình bày chi tiết tại bảng 4.1 (Phụ lục 5). Biểu đồ 3.1 mô tả sự thay đổi số thẻ các nhóm trong 2 năm của tỉnh Khánh Hòa.
Biểu đồ 3.1. Số thẻ BHYT tỉnh Khánh Hòa phân theo 6 nhóm đối tượng
Ngoại trừ nhóm 3 giảm, các nhóm khác đều có số thẻ tăng lên. Trong đó các nhóm tăng nhiều là nhóm 2 (26,6%) và nhóm 6 (17,2%). Các nhóm 1, 4 và 5 tăng nhẹ (dưới 7%). Các nhóm chiếm tỷ lệ thẻ lớn năm 2013 là nhóm 5 (24%), nhóm 3 (22%) và nhóm 6 (21%). Tỷ lệ thẻ năm 2014 được mô tả trong biểu đồ 3.2.
Các nhóm thẻ chiếm tỷ lệ lớn năm 2014 của Khánh Hòa là nhóm 3, 5 và 6 (22%, 24% và 21%). Nhóm thẻ chiếm tỷ lệ thấp là nhóm 1 và 2 (10%, 8%).
Số liệu suất phí trung bình theo nhóm thẻ được trình bày trong bảng 3.2. Có thể thấy suất phí trung bình của hầu hết các nhóm thẻ của tỉnh thí điểm đều giảm mạnh và tăng ở tỉnh đối chứng.
Bảng 3.2. Suất phí trung bình theo nhóm thẻ
Đơn vị: VNĐ
Suất phí trung bình Tỉnh Năm 2013 Năm 2014 Sự thay đổi
(%) Nhóm 1 Khánh Hòa 984.580 190.804 -80,6 Bình Định 867.259 1.046.782 20,7 Nhóm 2 Khánh Hòa 2.536.798 476.739 -81,2 Bình Định 1.997.402 2.324.976 16,4 Nhóm 3 Khánh Hòa 390.841 163.435 -58,2 Bình Định 370.732 408547 10,2 Nhóm 4 Khánh Hòa 397.795 130.342 -67,2 Bình Định 407.394 453.837 11,4 Nhóm 5 Khánh Hòa 70.610 45.445 -35,6 Bình Định 86.375 98.208 13,7 Nhóm 6 Khánh Hòa 230.631 329.271 42,8 Bình Định 217.870 253165 16,2
Suất phí trung bình các nhóm thẻ tăng từ 10,2% đến 20,7% ở tỉnh đối chứng Bình Định. Ở tỉnh thí điểm Khánh Hòa, ngoại trừ nhóm 6 tăng 42,8%, suất phí các nhóm khác đều giảm mạnh (giảm từ 35,6% đến 81,2%). Hai nhóm có suất phí cao nhất năm 2013 là nhóm 2 và nhóm 1 (2.536.798 và 984.580 VNĐ) cũng là 2 nhóm giảm nhiều nhất (81,2% và 80,6%). Nhóm 2 vẫn là nhóm có suất phí cao nhất trong
cả 2 năm (476.739 VNĐ năm 2014). Nhóm 5 là nhóm có suất phí thấp nhất (70.610 VNĐ năm 2013 và 45.445 VNĐ năm 2014).
Các cơ sở KCB BHYT tuyến huyện là các đơn vị nhận định suất. Khánh Hòa có 8 cơ sở và Bình Định có 7 cơ sở. Quỹ định suất tại các cơ sở được trình bày trong bảng 3.3 với các cột là các đơn vị nhận định suất được sắp xếp theo trình tự quỹ nhỏ dần.
Bảng 3.3. Quỹ định suất tại các cơ sở KCB BHYT của Khánh Hòa
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Năm TrangNha KhánhDiên NinhHòa NinhVạn CamLâm RanhCam KhánhVĩnh KhánhSơn Tổng 2013 104,23 36,59 36,49 31,69 30,69 15,98 12,81 8,08 276,56 2014 26,53 17,74 16,54 16,96 10,78 6,45 8,19 3,94 107,14 Sự thay
đổi (%) -74,5 -51,5 -54,7 -46,5 -64,9 -59,7 -36,1 -51,2 -61,3
Bảng 3.4. Quỹ định suất tại các cơ sở KCB BHYT của Bình Định
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Năm Phù Mỹ Phù Cát NhơnHoài HoàiÂn ThạnhVĩnh An Lão CanhVân Tổng
2013 30,88 30,02 27,09 16,26 9,30 8,17 6,18 127,89
2014 35,02 34,49 30,52 18,59 11,43 10,17 7,44 147,66 Sự thay
đổi (%) 13,4% 14,9% 12,7% 14,3% 22,8% 24,6% 20,5% 15,5%
Nhận xét chung khi so sánh số liệu 2 bảng trên là quỹ định suất tại các cơ sở KCB BHYT của Bình Định đều tăng (mức tăng dao động từ 12,7% đến 24,6%) và các cở KCB BHYT của Khánh Hòa đều giảm (mức giảm dao động từ 36,1% đến 74,5%). Cơ sở có quỹ lớn nhất là Nha Trang (104,23 tỷ VNĐ năm 2013 và 26,53 tỷ VNĐ năm 2014) cũng là cơ sở có mức giảm lớn nhất. Tỷ trọng phân bổ quỹ của các cơ sở của Khánh Hòa được trình bày trong biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ phân bổ quỹ tới các cơ sở năm 2013 và 2014 của Khánh Hòa
Tỷ lệ phân bổ quỹ định suất tới các cơ sở KCB BHYT có một số thay đổi đáng chú ý. Năm 2013, 37,7% tổng quỹ toàn tỉnh được phân bổ về Nha Trang. Cam Ranh, Khánh Vĩnh và Khánh Sơn là 3 cơ sở có quỹ nhỏ nhất (chiếm tỷ lệ lần lượt 5,8%, 4,6% và 2,9%). Năm 2014 ngoài việc giảm mạnh về tổng quỹ, tỷ trọng quỹ của Nha Trang cũng giảm nhiều (từ 37,7% xuống 24,8%). Trong khi đó, 6/7 cơ sở còn lại quỹ nhỏ hơn đều có tỷ trọng quỹ tăng lên.
Tần suất KCB BHYT của tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Bình Định được trình bày trong bảng 3.5 và bảng 3.6 với đơn vị là lượt/ thẻ. Các số liệu chi tiết về tần suất
KCB BHYT nội trú, ngoại trú và ở tuyến xã được trình bày trong Phụ lục 5. (Các bảng từ 4.2 đến 4.7).
Bảng 3.5. Tần suất KCB BHYT tại chỗ tỉnh Khánh Hòa
Đơn vị: Lượt/ thẻ
Năm TrangNha KhánhDiên NinhHòa NinhVạn CamLâm RanhCam KhánhVĩnh KhánhSơn Toàntỉnh
2013 1,55 3,12 3,06 2,39 2,33 3,14 2,74 2,27 2,36 2014 1,51 3,13 3,36 2,17 2,41 3,40 2,65 2,22 2,43 Sự thay
đổi (%) -2,2 0,4 9,8 -9,1 3,3 8,2 -3,2 -2,0 3,1
Bảng 3.6. Tần suất KCB BHYT tại chỗ tỉnh Bình Định
Đơn vị: Lượt/ thẻ
Năm PhùMỹ PhùCát NhơnHoài HoàiÂn ThạnhVĩnh LãoAn CanhVân Toàn
2013 1,90 2,19 1,24 1,94 2,27 1,48 1,84
2014 1,92 2,37 1,32 2,26 2,38 1,56 1,82
Sự thay
đổi (%) 0,9 8,2 6,0 16,8 4,5 5,9 -1,3
Tần suất KCB BHYT tại chỗ toàn tỉnh tăng nhẹ so với năm trước: Tăng 3,1% ở Khánh Hòa và 6,7% ở Bình Định. Sự biến đổi về tần suất KCB tại chỗ khác nhau giữa các đơn vị. Ở Khánh Hòa, cơ sở tăng nhiều nhất 9,8%, giảm nhiều nhất 9,1%. 2 bệnh viện được chọn để đánh giá chi phí là Diên Khánh và Khánh Vĩnh có sự thay đổi nhỏ về tần suất KCB tại chỗ (tăng 0,4% và giảm 3,2%). Ở Bình Định, ngoại trừ Vân Canh giảm 1,3%, các cơ sở khác đều tăng (từ 0,9% đến 16,8%).
Số liệu tổng chi KCB BHYT tại chỗ của 2 tỉnh được trình bày trong bảng 3.7. Các số liệu tổng chi của từng cơ sở và tổng chi theo các nhóm thẻ được trình bày trong Phụ lục 5 (các bảng 4.8, 4.9 và 4.10).
Bảng 3.7. Tổng chi khám chữa bệnh BHYT tại chỗ
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Tổng chi KCB tại chỗ Năm 2013 Năm 2014 Sự thay đổi (%)
Khánh Hòa 114,84 108,36 -5,6
Bình Định 75,14 87,31 16,2
Quỹ định suất của Khánh Hòa có số tổng chi KCB tại chỗ giảm 5,6% khi thực hiện thí điểm. Trong khi đó tổng chi KCB tại chỗ của Bình Định tăng 16,2% khi vẫn thực hiện thanh toán theo định suất như quy định tại Thông tư liên tịch 09/2009/TTLT-BYT-BTC. Nghiên cứu lựa chọn một số thông tin về các tỷ lệ chi tại Khánh Hòa để xây dựng các biểu đồ từ 3.4 đến 4.8 giúp mô tả khái quát về quá trình sử dụng quỹ định suất khi thực hiện thí điểm.
75,8% 74,1%
24,2% 25,9%
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ chi nội trú và ngoại trú tại chỗ của Khánh Hòa năm 2013 và 2014
Biểu đồ 3.4 thể hiện sự thay đổi nhỏ trong tỷ lệ chi nội trú và ngoại trú sau 1 năm thí điểm. Mức chi ngoại trú vẫn rất cao (khoảng 3 lần) so với chi nội trú mặc dù tổng chi thay đổi.
72,2% 66,6%
33,4% 27,8%
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ chi ngoại trú tại TYT xã và BV huyện của Khánh Hòa năm 2013 và 2014
Biểu đồ 3.5 cho thấy tỷ lệ chi cho KCB BHYT tại TYT xã đã tăng lên khi thực hiện thí điểm (tăng 5,6%).
Tỷ trọng chi đa tuyến và chi tại chỗ của Khánh Hòa năm 2013 được trình bày trong biểu đồ 3.6.
Biểu đồ 3.6. Tỷ trọng chi KCB đa tuyến và tại chỗ của Khánh Hòa năm 2013
Chi đa tuyến chiếm trọng số lớn, hơn 2 lần so với chi tại chỗ. Tổng chi đa tuyến năm 2013 là 242,1 tỷ VNĐ, phân bổ theo các cơ sở KCB và theo nhóm thẻ như trong biểu đồ 3.7 và 3.8.
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ chi KCB đa tuyến theo cơ sở năm 2013
Biểu đồ 3.7 cho thấy số chi đa tuyến khác nhau nhiều giữa các cơ sở. Nha Trang chiếm gần một nửa số chi đa tuyến toàn tỉnh (47,4%). Đây cũng là cơ sở có số chi vượt quỹ lớn nhất trước khi thực hiện thí điểm. Ninh Hòa (17,1%), Diên Khánh (9,7%) đứng tiếp theo về mức chi đa tuyến của Khánh Hòa.
Biểu đồ 3.8. Số chi KCB đa tuyến theo nhóm thẻ năm 2013
Tỷ V N Đ
Mức chi đa tuyến khác nhau rõ rệt giữa các nhóm. Nhóm 6 có mức chi đa tuyến cao nhất (95,37 tỷ, tương đương 39,4%). Nhóm 5 là nhóm có mức chi nhỏ nhất là 9,45 tỷ VNĐ (chiếm 3,9%). Các nhóm còn lại mức chi tăng dần theo thứ tự nhóm 1, nhóm 4, nhóm 2 và nhóm 3.