Bám sát các tiêu chí hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

2. Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam

2.1. Bám sát các tiêu chí hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước

2.1.1. Tiêu chí về chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Sử dụng nguồn vốn ODA đáp ứng xu hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu. Giai đoạn từ nay đến 2025, trong giải ngân và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam cần hướng vào tái cấu trúc đầu tư; Thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỷ trọng vốn đối ứng từ kinh tế trong nước, giảm dần tỷ trọng đầu tư từ nguồn vốn ODA. Việc giải ngân vốn ODA chỉ

nên tập trung vào các công trình công cộng có quy mô lớn. Khuyến khích giải ngân vào các lĩnh vực công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn. Hạn chế việc giải ngân vào các ngành dịch vụ giải trí mặc dù lợi nhuận cao nhưng không tạo ra sản phẩm vật chất. Ưu tiên ngồn vốn ODA cho các vùng động lực gồm Đồng bằng Sông Hồng, Khu kinh tế trọng điểm miền Trung và các khu kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành trong việc sử dụng vốn ODA.

Rà soát, phân kỳ đầu tư đối với chương trình, dự án đang triển khai và dự kiến sử dụng vốn vay ODA của các nhà tài trợ để đảm bảo trong giới hạn trần nợ công, nợ Chính phủ đã được Quốc hội phê chuẩn.

Xác định hướng ưu tiên, các chỉ tiêu đầu tư sử dụng ODA là nhiệm vụ quan trọng nhất. Thực hiện tốt công tác định hướng này giúp cho vốn ODA được sử dụng đúng mục đích, đến đúng nơi có nhu cầu, nhằm phát huy hiệu quả và tiết kiệm ODA.

Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn ODA; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực, không để thất thoát, lãng phí.

Để đảm bảo nợ công an toàn, phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng vốn ODA là vừa duy trì động lực phát triển vừa tạo ra nguồn thu cho Ngân sách nhà nước căn cứ vào kế hoạch trung và dài hạn để đảm bảo khả năng trả nợ.

Lựa chọn nguồn vốn vay phù hợp với cơ chế tài chính của dự án chương trình sử dụng vốn ODA, tiến tới việc quản lý tổng mức vốn vay khi Việt Nam chỉ còn được vay từ nguồn kém ưu đãi.

Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn ODA.

Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cho đầu tư phát triển mà có sự tận dụng nguồn vốn từ ngoài ngân sách, nghĩa là huy động nguồn tư nhân tham gia vào các dự án dưới hình thức Hợp tác công tư (PPP) như BT, BOT, BTO. Bằng cách này gánh nặng ngân sách sẽ giảm và quản lý hiệu quả hơn là sử dụng toàn bộ bằng ODA. Bởi vì tâm lý chung của người Việt Nam vẫn coi ODA là cho không, dẫn đến tình trạng lãng phí tham nhũng ODA dễ xảy ra như một số đã xảy ra tình trạng này.

Cần gắn kết giữa huy động và phân bổ sử dụng ODA với chỉ tiêu giám sát an toàn nợ. Cần công khai minh bạch thông tin về các dự án, chương trình ODA để tăng cường tính giám sát của dư luận trong nước và quốc tế.

2.1.2. Tiêu chí phát triển bền vững về xã hội.

Những năm qua ở Việt Nam, nguồn vốn ODA đã giúp thay đổi mặt bằng đời sống xã hội của nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, công tác quản lý nguồn vốn vay nước ngoài vẫn có thất thoát, lãng phí. Ví vậy, cần đẩy mạnh việc giám sát của người dân và các tổ chức xã hội tại các địa phương. Thời gian tới, cần triển khai các nguồn vốn ODA hiệu quả hơn; tăng cường thanh tra, kiểm tra các đơn vị địa phương triển khai nguồn vốn ODA hiệu quả. Với nguồn ODA viện trợ không hoàn lại, cần ưu tiên hỗ trợ giảm nghèo bền vững, các lĩnh vực xã hội (y tế, giáo dục…), phát triển thể chế, nguồn nhân lực, khoa học, kỹ thuật, chuyển giao kiến thức và công nghệ…

Thời gian tới việc sử dụng các nguồn vốn ODA cho các chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển y tế, giáo dục cần:

Tiếp tục dành sự quan tâm hàng đầu đối với chương trình xóa đói, giảm nghèo.

Cần rà soát lại toàn bộ Chương trình mục tiêu Quốc gia và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác. Trên cơ sở đó, xác định thứ tự ưu tiên các chương trình, dự án đầu tư và các mục tiêu khả thi, đối tượng cần phải quan tâm đặc biệt để tập trung bố trí nguồn lực thực hiện dứt điểm; tránh đầu tư dàn trải, phân tán nguồn lực, đầu tư manh mún, không hiệu quả như thời gian qua.

Một số chương trình có mục tiêu không rõ ràng, hiệu quả không cao, còn chồng chéo, trùng lặp về nội dung cần lựa chọn để lồng ghép với các chương trình khác.

Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu tạo khả năng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội: Điện, đường, trường, trạm, thủy lợi… và hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh như: Cảng, bến bãi, chợ... thông tin thị trường nhằm giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản, phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông sản giúp nông dân tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Tiếp tục tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo; hoàn thiện thể chế chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt trong việc tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở cho con em các hộ gia đình sống trong các vùng nông thôn, các vùng nghèo, đồng bào các dân tộc ít người.

Đổi mới phương thức huy động và sử dụng vốn đầu tư cho xóa đói giảm nghèo; đẩy mạnh thực hiện cơ chế hợp tác công - tư trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn và phát triển sản xuất nông nghiệp; hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tương trợ, quỹ hỗ trợ sản xuất để giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn đầu tư để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, hướng tới xóa đói, giảm nghèo. Nguồn vốn ODA cần tập trung vào các chương trính, dự án trọng tâm, trọng điểm xóa đói giảm nghèo, có sức lan tỏa mạnh và lâu dài như: Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, nước

sạch, vệ sinh môi trường và đầu tư cho giáo dục, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe cho người dân, nhất là đối với người dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

2.1.3. Tiêu chí phát triển bền vững về môi trường.

Tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư cho bảo vệ môi trường.

Hoàn thiện công tác quy hoạch ngành như quy hoạch các bãi chôn lấp, bãi xử lý rác thải.

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM (Trang 26 - 29)