2. Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam
2.3. Xây dựng cơ chế để khu vực tư nhân tiếp cận được nguồn vốn ODA và nhân rộng mô
rộng mô hình PPP.
Một số giải pháp để khu vực tư nhân tiếp cận được nguồn vốn ODA:
- Tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA
của các chương trình, dự án được thiết kế dưới hình thức hạn mức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư.
- Doanh nghiệp tư nhân tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA thông qua đấu thầu
hoặc làm thầu phụ để thực hiện các chương trình và dự án.
Các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp và khu vực tư nhân tiếp cận vốn ODA cho các dự án theo hình thức PPP:
- Hỗ trợ về chính sách: Việc vay vốn nước ngoài của các doanh nghiệp có ưu điểm
vừa huy động được nguồn vốn lớn vừa có thể tranh thủ được công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Nhưng trong điều kiện hiện nay, do mức độ an toàn trong đầu tư còn thấp, thể hiện qua hệ số tín nhiệm quốc gia và của hệ thống ngân hàng bị giảm sút so với trước, các doanh nghiệp phải vay vốn với điều kiện bất lợi hơn so với các nước khác, việc vay vốn trung và dài hạn càng gặp khó khăn hơn. Vì vậy, Chính phủ nên ban hành các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp để giảm bớt một phần khó khăn đó, thông qua chính sách hỗ trợ một phần từ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với các dự án trong các ngành, lĩnh vực thuộc diện khuyến khích đầu tư. Ngoài việc ưu đãi tín dụng lãi suất thấp, nên có các chính sách ưu đãi khác như miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị máy móc,
thuế thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ nghiên cứu triển khai áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường xuất khẩu; đào tạo tay nghề cho công nhân và nâng cao trình độ của cán bộ quản lý doanh nghiệp.
- Nên tạo môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi cho khu vực tư nhân tiếp cận vốn
ODA: Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan cần nghiên cứu, ban hành có những chính sách, cơ chế cho khu vực tư nhân có thể tiếp cận được nguồn vốn ODA; sau khi có những chính sách cần tổ chức công tác tuyên truyền, nhằm hướng dẫn cho khu vực này hiểu rõ về quy trình thủ tục, hướng tiếp cận và vận động đối với các Nhà tài trợ.
- Triển khai hỗ trợ của Chính phủ cho các dự án PPP sử dụng vốn ODA, khuyến
khích khu vực tư nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia các dự án công, đặc biệt là các dự án PPP: cần có sự hỗ trợ cụ thể (đặc biệt là sử dụng vốn ODA trong các dự án PPP); rà soát lại các ngành và lĩnh vực có thể sử dụng hình thức hợp tác PPP, nhằm gia tăng các dịch vụ công, nhưng bên cạnh đó cũng đem lại lợi nhuận cao cho khu vực tư nhân, nhằm khuyến khích sự tham gia của khu vực này; bên cạnh đó xác lập các chính sách cụ thể về ưu đãi đầu tư cho các dự án PPP như: về công nghệ, chính sách thuế, hỗ trợ mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực,...
- Về mặt thể chế: Nghị định 132/2018/NĐ-CP bổ sung và sửa đổi mới cần đề ra
những nguyên tắc và quy định cụ thể để khu vực tư nhân có thể tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA theo đó khu vực tư nhân được tiếp cận bình đẳng với khu vực công trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro cùng với Chính phủ trong việc sử dụng nguồn vốn này. Về mặt thể chế cần luật pháp hóa sự tiếp cận này trong Nghị định bổ sung và sửa đổi hoặc bằng một bản quy phạm pháp luật riêng quy định cụ thể về các phương thức vay và bảo đảm an toàn, giảm thiểu rủi ro.
- Doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận trực tiếp và sử dụng nguồn vốn ODA: Khi
chương trình, dự án đã hình thành, cơ quan chủ quản phải đưa các chương trình/dự án ra chào hàng rộng rãi một cách công khai, minh bạch và bình đẳng để chọn ra người chủ đích thực để trao vốn ODA (không hoàn lại hoặc vay kém ưu đãi) để chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án.
- Thể chế hóa việc tham gia của khu vực tư nhân trong Nghị định này theo hướng:
Xác định trong Nghị định các lĩnh vực và điều kiện để tư nhân tiếp cận và sử dụng vốn vay ODA; hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục, các bước tiến hành cho việc chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt các dự án do tư nhân làm chủ đầu tư.
- Xác định trong Nghị định các lĩnh vực và điều kiện để tư nhân tiếp cận và sử dụng
- Hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục, các bước tiến hành cho việc chuẩn bị thẩm định, phê duyệt các dự án do tư nhân làm chủ đầu tư; các quy định liên quan đến yêu cầu về năng lực quản lý và hệ thống các biện pháp nâng cao năng lực cho khu vực này.
- Thông qua thực hiện các dự án thí điểm về PPP thời gian qua cho thấy một trong
các nhân tố giúp triển khai thành công các dự án PPP là phía Chính phủ nên có giải pháp và chính sách phù hợp để chia sẻ rủi ro và bảo đảm lợi ích công bằng đối với các nhà đầu tư và khu vực tư nhân. Có như vậy nhà đầu tư mới yên tâm để tham gia và triển khai thành công các dự án theo mô hình hợp tác Công - Tư.