2. Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam
2.2. Hoàn thiện hành lang và khuôn khổ pháp lý về quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA
cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội.
Tăng cường công tác giám sát đầu tư, sử dụng vốn ODA đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường.
Xây dựng các chế tài và hình thức xử phạt đủ mạnh để đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện nguyên tắc đã ghi trong Luật Bảo vệ môi trường là người gây ô nhiễm phải trả tiền. Tăng cường đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường, thực hiện phương châm xã hội hóa; tiếp tục có chính sách huy động nguồn vốn ODA cho bảo vệ môi trường.
2.2. Hoàn thiện hành lang và khuôn khổ pháp lý về quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA. ODA.
Ban hành sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến điều ước quốc tế cho phù hợp với Hiến pháp 2013. Quốc hội cần ban hành văn bản pháp quy sửa đổi Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế 2005 và Pháp lệnh về Thỏa thuận quốc tế phù hợp với các quy định của Hiến pháp (sửa đổi) 2013 và có tình đến đặc thù đối với nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ.
Thể chế hóa việc các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp được bình đẳng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA của các đối tác phát triển.
Rà soát và cải thiện thủ tục hành chính liên quan tới quản lý tài chính trong nước đối với nguồn vốn ODA liên quan tới giải ngân, thanh quyết toán, kiểm toán,chuyển giao công trình sau khi hoàn thành xây dựng.
Ban hành hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của cơ quan đầu mối quản lý và sử dụng vốn ODA, trong đó nên quy định chặt chẽ chế độ giám sát, đánh giá và phản hồi thông tin.
Ban hành hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của đơn vị quản lý thực hiện (Chủ dự án, Ban quản lý dự án) vốn ODA đối với các phương thức và mô hình cấp vốn.
Quy định rõ ràng và cụ thể các hoạt động cần tiến hành trước và có cơ chế bố trí vốn đối ứng từ ngân sách cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án trong trường hợp nhà tài trợ không cung cấp các dự án hỗ trợ kỹ thuật để chuẩn bị dự án.
Trao quyền nhiều hơn cho cơ quan chủ quản và chủ dự án trong việc giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA với sự hỗ trợ của Tổ công tác ODA của Chính phủ.
Quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan trong việc xử lý sự khác biệt về quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ.
Xây dựng chế tài cụ thể để bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh chế độ theo dõi và đánh giá dự án ODA.
Quy định chặt chẽ về nguồn kinh phí để thực hiện công tác theo dõi và đánh giá dự án, đồng thời bảo đảm sự đồng bộ với các văn bản pháp quy về theo dõi, giám sát và đánh giá đầu tư công.
Hoàn thiện hệ thống theo dõi, đánh giá ở cả 3 cấp - quốc gia, cơ quan chủ quản và chủ đầu tư. Xác lập các chế tài để đảm bảo thực hiện nghiêm túc.