Kiến nghị với các nhà tài trợ

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM (Trang 36 - 41)

3. Một số kiến nghị

3.2. Kiến nghị với các nhà tài trợ

- Xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy và cùng chia sẻ trách nhiệm giữa phía Việt

Nam và nhà tài trợ.

- Từng bước thay đổi phương thức chuyển giao vốn ODA cho Việt Nam từ phương

thức dự án sang phương thức chuyển giao vốn trực tiếp vào ngân sách nhà nước cho Việt Nam, để Việt Nam tự quyết định các khoản đầu tư của mình.

- Cùng với quá trình thay đổi phương thức chuyển giao vốn, cộng đồng các nhà tài

trợ cũng cần xem xét giao thêm quyền hạn cho phía Việt Nam trong việc tự lựa chọn các phương thức mua sắm hàng hoá và dịch vụ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam trong khuôn khổ các chương trính, dự án vay vốn ODA.

- Các nhà tài trợ cũng cần xem xét nâng tỉ trọng viện trợ không hoàn lại trong tổng vốn hỗ trợ phát triển chình thức hàng năm để giúp Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai, xoá đói giảm nghèo tại các vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn ít có điều kiện tiếp xúc với các nguồn vốn chính thức. Đồng thời trong thời gian còn lại của kế hoạch 10 năm 2011- 2020, cộng đồng các nhà tài trợ, đặc biệt là 3 nhà tài trợ lớn đó là WB, ADB, Nhật Bản nên duy trì tỉ lệ ưu đãi tức “thành tố hỗ trợ” trong các khoản cho vay ODA đối với Việt Nam ở mức như hiện nay để giúp Việt Nam tiếp tục thực hiện các mục tiêu thiên niên kỉ, thúc đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế -xã hội, xoá đói giảm nghèo, cải cách thủ tục hành chính…

- Tăng các khoản hỗ trợ kĩ thuật để chuyển giao các kĩ thuật, công nghệ tiên tiến,

hiện đại, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp về vấn đề này. Trong hỗ trợ kĩ thuật, nên giảm tỉ lệ tư vấn quốc tế và trong nước, đồng thời có cơ chế khuyến khích cán bộ địa phương tham gia để tăng cường quyền làm chủ và tính bền vững của dự án.

- Các nhà tài trợ nên xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hiện dự án đơn giản hơn

và hài hoà một số thủ tục chính của Nhà tài trợ với một số thủ tục của Việt Nam, đặc biệt cho các hoạt động như xác định danh mục, chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, phê duyệt dự án, đàm phán, kí kết, đấu thầu, thi công giám định, đánh giá và kiểm toán dự án.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, bài viết đã đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đối với nguồn vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn 2021-2015 với các nội dung chính sau:

Thứ nhất, định hướng được phương hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong bối cảnh khi Việt Nam đã là nước có mức thu nhập trung bình, căn cứ vào nhu cầu thực tế và tôn chỉ tài trợ, đã xác định được các nguyên tắc, lĩnh vực ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới.

Thứ ba, căn cứ vào đánh giá vi mô và vĩ mô về hiệu quả ODA, bài viết đã đề xuất và đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho Việt Nam trong bối cảnh mới, gồm 6 giải pháp sau:

- Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA bám sát các tiêu chí hướng tới sự phát triển bền vững của Đất nước.

- Hoàn thiện đồng bộ hành lang và khuôn khổ pháp lý về quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA.

- Xây dựng cơ chế để khu vực tư nhân tiếp cận được nguồn vốn ODA và nhân rộng mô hình Hợp tác công - tư (PPP).

- Thúc đẩy tiến độ giải ngân các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA.

- Nâng cao vai trò làm chủ, tăng cường sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội và đề cao tính minh bạch trong quản lý, sử dụng ODA.

- Tăng cường vốn đối ứng, đặc biệt vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng.

Đây là những giải pháp thiết thực nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho Việt Nam trong thời gian tới. Đi kèm với các giải pháp trên, bài viết cũng đưa ra kiến nghị đối với Chình phủ, Quốc hội Việt Nam và cộng đồng các Nhà tài trợ quốc tế trong quá trính thu hút, quản lì và sử dụng nguồn vốn quan trọng nhưng cũng hết sức nhạy cảm này.

KẾT LUẬN

Bài viết đã đã nêu khái quát những thông tin cơ bản về ODA như khái niệm, đặc điểm và phân loại vốn ODA theo đối tác cung cấp, hình thức cấp và mô hình cung cấp. Đồng thời cũng chỉ ra điều kiện tiếp nhận vốn và vai trò của vốn ODA với nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Ngoài ra, để tạo cơ sở phân tích thực tiễn, Chương 1 đã nêu lên những tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA.

Từ đó, đi vào phân tích tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc vào Việt Nam. Từ năm 2008 đến năm 2019, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết 3 hiệp định khung nhằm định hướng rõ ràng, nhất quán về các mục tiêu đầu tư và tăng cường hiệu quả sử

Cuối cùng, bài viết đã đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đối với nguồn vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn 2021-2015 với 6 giải pháp thiết thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

1. Hồ Hữu Tiến, 2009, Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam, Tạp chí Khoa

học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng.

2. Hoàng Thị Hằng, 2012, Quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công

nghệ ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế- ĐHQGHN.

3. Nguyễn Ngọc Long, 2016, Thu hút và sử dụng ODA của New Zealand vào Việt

4. Nguyễn Thùy Linh, 2016, Thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản vào phát triển nông nghiệp Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế- ĐHQGHN.

5. Ngô Ánh Tuyết, 2016, Management of ODA project at the Hanoi University of

Industry, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế- ĐHQGHN.

6. Ngô Thị Tuyết Mai, 2017, Vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở

Việt Nam hiện nay, Luận văn Kinh tế chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

7. Phạm Ngọc Huyền, 2017, A Study on South Korean ODA to Vietnam, Ewha

Womans University Library.

8. Nguyễn Văn Tuấn, 2019, Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt

Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

1. Barbara Stallings & Eun Mee Kim, 2016, Japan, Korea, and China: Styles of

ODA in East Asia, Japan’s Development Assistance.

2. Donata Bessey & Michelle Palumbarit, 2016, Comparing South Korea and

Germany’s official development assistance projects in climate protection in

Cambodia, Lao PDR, Myanmar and Vietnam, International Journal of Climate

Change Strategies and Management.

3. Kim Bong Chul, 2017, The Legal Cooperation Between Korea and the Mekong

River Countries, Advanced Science Letter.

4. Jeong Seungho, 2018, A Study on the Impact of South Korea’s Official

Developmental Assistance Policy toward Vietnam, Scientific Research.

5. Kim Pil Ho & Jung Woo Jin, 2018, Ownership and Planning Capacity in the

Asian-Style Development Cooperation: South Korean Knowledge Sharing

Program to Vietnam, Korea Observer, Seoul.

6. Yoon Sun Hur, 2018, Impact Evaluation and Implications for Korea's ODA

Evaluation System, KIEP Research Paper, World Economy Brief 18-05.

7. Ko Suk Chan, 2018, The Effectiveness of Korea’s Official Development

Assistance: the Cases of KVIP in Can Tho City and Rural Development in Quang

Tri Province, Vietnam, DBPia.

8. Hwang Sungsoo, 2019, Policy transfer and role of policy entrepreneur in

international aid: exploring international development cases of Korea and Vietnam, Journal Policy Studies.

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM (Trang 36 - 41)