Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

3. Một số kiến nghị

3.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Cần tinh giản, hợp nhất một số đầu mối cơ quan quản lý và phân bổ nguồn vốn

ODA để tránh chồng chéo, mất thời gian và kém hiệu quả trong chỉ đạo.

- Chỉ đạo các cơ quan chủ quản rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án,

khẩn trương triển khai các thủ tục điều chuyển kế hoạch vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách trung ương từ dự án giải ngân thấp sang dự án có khả năng giải ngân cao hơn theo quy định hiện hành.

- Chỉ đạo các cơ quan chủ quản lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

của mính để giải ngân phần vốn vay lại theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định có liên quan; Có giải pháp xử lý dứt điểm việc thiếu vốn đối ứng của các cơ quan chủ quản, theo đúng tinh thần ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài.

- Không sử dụng vốn dư dự phòng và vốn dư do đấu thầu sau khi hoàn thành dự án để giảm sức ép lên khả năng cân đối của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020 nguồn vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách trung ương.

- Rà soát tổng thể nhu cầu và khả năng giải ngân trong trung hạn nguồn vốn nước

ngoài cấp phát từ ngân sách nhà nước của các cơ quan chủ quản làm cơ sở để báo cáo cấp có thẩm quyền phương án điều chuyển, bổ sung phù hợp.

- Trong ngắn hạn, Chính phủ cần tăng cường vai trò và đẩy mạnh hoạt động của

Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA theo tinh thần đã được phê duyệt tại Quyết định số 216/QĐ-Ttg ngày 23/1/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về ODA với Nhà tài trợ, với các Bộ, ngành, địa phương trong việc xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án ODA.

- Cần phát huy hơn nữa hiệu quả và tác động của các Hội nghị Nhóm tư vấn và các

nhà tài trợ, vì đây là cơ hội hàng đầu để vận động thu hút ODA vào Việt Nam.

- Trong thời gian tới, Chình phủ cần phối hợp với nhà tài trợ cải thiện hơn nữa chất

lượng của các Hội nghị này theo hướng giảm bớt các báo cáo tại Hội nghị và tăng cường trao đổi ý kiến về các vấn đề các bên cùng quan tâm; chuẩn bị kĩ nội dung cho các phiên họp kĩ thuật, phát hành Kỉ yếu của Hội nghị và phổ biến rộng rãi kết quả của Hội nghị tới các cơ quan liên quan của Việt Nam và các Nhà tài trợ.

- Cuối cùng, cần chuẩn bị cho Chiến lược rút lui. Vốn ODA chỉ là một kênh huy

động ngoại tệ tạm thời. Lợi ích lớn nhất của vốn vay nước ngoài là có được nguồn ngoại tệ để tiếp cận công nghệ, tài sản đầu tư và các kiến thức chuyên môn tiên tiến. Về lâu dài, chúng ta cần có chiến lược để tiếp cận được tất cả những yếu tố đó mà không cần ODA. Điều đó có nghĩa là cần tập trung xây dựng thị trường vốn trong nước, tiếp cận thị trường vốn nước ngoài, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước để tiệm cận dần đến trình độ quốc tế.

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM (Trang 35 - 36)