Nhân cách bao hàm yếu tố di truyền, sinh học

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 30)

Di truyền là mối quan hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước, bảo đảm năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế định sẵn, di truyền tham gia vào quá trình hình thành những đặc điểm cấu tạo cơ thể, đặc điểm sinh lý trong đó cả hệ thần kinh - một yếu tố vật chất quyết định các hiện tượng tâm lý. Con người là một “sinh vật chính trị”, tức là phải thừa nhận yếu tố sinh học của con người. Sự hình thành con người là

kết quả của quá trình tiến hoá hàng tỉ năm, từ vi khuẩn, nấm rồi đến cơ thể đơn bào, đa bào, vô sinh rồi lại hữu sinh. Ứng với mỗi cơ thể người nhất định, sẽ có sự di truyền từ bố mẹ mình. Tư chất của bố mẹ luôn là tiền đề cho sự hình thành và phát triển tư chất về sau của người con. Sự thông minh, nhạy bén hay không đều phụ thuộc vào bố mẹ phần lớn. Ngoài ra, các kỹ năng, bản lĩnh xã hội, năng khiếu cũng được di truyền, sự di truyền diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, tuỳ thuộc vào độ mạnh yếu của gen di truyền mà quyết định. Thời đại ngày nay, chúng ta cũng không khó bắt gặp yếu tố di truyền từ thế hệ trước. Nếu như chúng ta quan sát vào giới nghệ thuật, thế hệ đời sau sẽ có những kỹ năng năng khiếu và tiếp tục con đường của thế hệ trước đã từng đi. Tất nhiên, đây không phải là vấn đề tuyệt đối nhưng nhìn chung là tuyệt đại đa số.

Những người theo chủ nghĩa sinh vật học cho rằng, con người có những yếu tố bẩm sinh mà không thể bị thay thế bởi các yếu tố xã hội, các yếu tố như tốc độ tư duy, sự phát triển của bộ não đều do yếu tố di truyền quyết định. Cùng với sự phát triển của các thành tựu khoa học kỹ thuật, ngày nay người ta đã chứng minh được rằng, yếu tố di truyền có vai trò quan trọng trong sự phát triển cá nhân, nhân cách. Nó ảnh hưởng đến thế giới quan, định hướng giá trị của con người. Chúng ta dễ nhận ra rằng, nhiều nhà khoa học đã mang yếu tố di truyền từ thế hệ trước. Ví dụ như Galile là một nhà vật lý học, nhà toán học, ông ta được thừa hưởng từ cha mình là một nhà toán học. Hay ở Việt Nam, việc Giáo sư Ngô Bảo Châu trở thành một nhà toán học với công trình khoa học của ông là chứng minh thành công Bổ đề cơ bản Langlands ở tuổi 35 cũng không có gì lạ khi cha ông là một Tiến sĩ còn mẹ ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ.

Tư chất, năng khiếu là những yếu tố cấu thành tâm lý của con người, là tiền đề để thực hiện thuận lợi một lĩnh vực, vấn đề nào đó. Những khả năng thích nghi với điều kiện thực tiễn, khả năng giải quyết công việc, học tập và rèn luyện phụ thuộc vào môi trường mà người đó tồn tại, đó là những tác động khuất những có sức ảnh hưởng rất lớn.

Sự di truyền của con cái từ cha mẹ, thế hệ trước như là sự thừa kế di sản nhưng phải biết phát huy những tố chất đó để tránh khả năng bị mai một vì “ngọc không mài không sáng”. Sự hình thành và phát triển nhân cách có từ rất sớm, chúng ta phải tạo

mọi điều kiện thuận lợi để phát huy những khả năng, tài năng đó, đây là yếu tố góp phần tạo nên con người toàn diện, tài giỏi.

Thể chất là yếu tố không thể thiếu trong mất cứ ai. Dù rằng, nói đến nhân cách là nói đến yếu tố xã hội của một người nhất định nhưng con người muốn tồn tại và phát triển thì phải có thể lực. Chỉ có đủ sức khoẻ thì con người mới có thể làm được những gì mình mong muốn. Bất kỳ xa hội nào, vấn đề sức khoẻ vẫn luôn được xem trọng bởi “sức khoẻ là vàng”. Để tiếp xúc với xã hội, con người phải có đầy đủ năng lực về thể chất và trí tuệ. Xét đến cùng, mọi hoạt động vật chất đều cần đến sức lao động của con người, khi khoa học phát triển thì máy móc dần dần thay thế sức lao động trực tiếp của con người. Trong tác phẩm “Cộng hòa” Platon đã nêu rõ quan điểm của mình trong việc xem trọng thể lực, đối với ông để quản lý nhà nước được tốt thì phải là nhà triết học, nhưng như thế thì chưa đủ. Những đứa trẻ từ nhỏ cần phải cho chúng luyện tập thể thao để rèn luyện sức khỏe, khi sức khỏe được cường tráng rồi thì các bệnh tật rất khó xâm nhập. Đến thời kỳ hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đề cao vai trò của luyện tập thể dục, thể thao. Ngày nay, trong nhà trường dù ở bậc phổ thông hay bậc đại học vẫn đưa giáo dục thể chất vào giảng dạy chính thức, điều này cho thấy yếu tố thể chất là yếu tố cấu thành nên nhân cách con người. Sự phát triển của thể chất tạo ra khả năng phát triển tài năng, năng lực, sở trường, phát triển tính cách, ý chí, ... đó cũng là điều kiện đầu tiên và rất cơ bản của một nhân cách nhất định theo yêu cầu của một hoàn cảnh xã hội cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)