Những biến động của đạo đức tác động đến nhân cách người Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 56)

Giá trị đạo đức con người Việt Nam có sự biến động rõ nét trong thời gian gần đây. Đã có sự nhìn nhận khác nhau về giá trị đạo đức qua quá trình biến đổi của xã hội, ngoài những giá trị đạo đức trước đó, còn có những giá trị đạo đức mới được hình thành.

Trong thời kỳ kháng chiến cứu nước và trong thời kỳ trước khi đổi mới đất nước, những chuẩn mực đạo đức xã hội hướng tới là trung thành với sự nghiệp của Đảng, trung thành với sự nghiệp giải phóng dân tộc, trung thành với đường lối kinh tế - chính trị của Đảng và nhà nước. Đó như là thước đo cho mọi hành động của tất cả mọi người.

Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là “yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa” (Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb KHXH, 1980, Hà Nội, tr.94). Còn Giáo sư Vũ Khuê thì cho rằng giá trị đạo đức của dân tộc Việt Nam là “lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo; tinh thần nhân đạo và quý trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc (Vũ Khiêu, Đạo đức mới, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.74).

Qua quá trình đổi mới đất nước, ngoài những chuẩn mực đạo đức trên được thừa nhận, có nhiều chuẩn mực đạo đức mới được hình thành hoặc phát triển trên cơ sở những chuẩn mực trước đó, làm cho giá trị đạo đức của con người Việt Nam ngày được nâng lên ở tầm cao mới. Nếu như trước đây, chuẩn mực đạo đức cách mạng là “Trung với Đảng, hiếu với dân” hay “ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, … thì ngày nay được mở rộng ra như quan hệ công việc, hòa nhập cộng đồng, …

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi con người phải có lối tư duy và hành động nhanh nhẹn, nắm bắt thời đại cuộc sống. Con người không bị bó buộc vào một loại hình kinh

doanh nào, mọi người được tự do mua bán loại hình kinh tế, mặt hàng mà mình ưa thích. Con người được làm bất cứ ngành nghề gì, có thể bán cả sức lao động của mình miễn sao mọi hoạt động đều nằm trong khuôn khổ của pháp luật, không bị pháp luật ngăn cấm. Mọi hoạt động kiếm tiền trong xã hội đều được tôn trọng, người lao động kiếm tiền bằng những hoạt động chân chính đều có thể tự hào với bản thân, hãnh diện với đời vì những đồng tiền kiếm được đều do chính bàn tay, khối óc họ tạo ra.

Ông cha ta có câu “Một nghề mà chín còn hơn chín nghề”. Thật vậy, sự thành thạo trong công việc chuyên môn bao giờ cũng được người khác xem trọng. Nhưng trong xã hội ngày nay, với tư duy tiến bộ, chi thành thạo công việc chuyên môn thôi thì chưa đủ, ngoài nắm bắt tốt công việc chuyên môn phải hiểu biết thêm nhiều nghề khác nhằm thích ứng nhanh chóng với công việc, thích ứng với môi trường làm việc.

Nếu như trước đây, giá trị đạo đức được đề cao là ý thức cộng đồng, quan hệ giữa con người với nhau, thì ngày nay giá trị đạo đức dần chuyển sang quan hệ giữa con người và công việc – tức là lao động sản xuất của cải vật chất.. Một khi người ta có thể giải quyết một cách tốt nhất những công việc thì phẩm chất con người được xã hội xem trọng. Sự quan tâm lẫn nhau trong thời đại ngày nay không mang giá trị quyết định cho mối quan hệ, sự hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành công việc mới là cái quyết định mối quan hệ. Trong thời đại kinh tế thị trường, con người tự tìm thấy lợi ích kinh tế ngay chính trong mối quan hệ, vấn đề là làm sao để khai thác một cách triệt để các mối quan hệ đó.

Vấn đề suy thoái về đạo đức lối sống trong thời gian gần đây trở thành một đề tài nóng bỏng đang được dư luận quan tâm và nhìn nhận với nhiều khía cạnh khác nhau. Con người luôn tìm kiếm lợi ích cho mình, họ luôn tìm cách thoả mãn cuộc sống bằng nhiều con đường khác nhau. Trong lao động cũng vậy, có những người đi tìm hạnh phúc, sự thoả mãn bản thân thông qua thành quả lao động của mình có được nhưng cũng không ít người muốn đi tìm sự thoả mãn dựa vào người khác nếu như không muốn nói là lợi dụng người khác hoặc bằng những con đường bất chính khác

nhau. Những hành vi đó, dù có tinh vi cách mấy thì chỉ che mắt được thiên hạ, nhưng giấy thì làm sao gói được lửa, sớm hay muộn, cuối cùng rồi sự thật sẽ được phơi bày. Không ai có thể chạy trốn được bản thân, đến một lúc nào đó họ sẽ tự cảm thấy giày vò lương tâm cho những hành vi bất chính của mình. Dù sao đi nữa, đối với những hành vi bất chính ấy luôn làm băng hoại đạo đức, kết quả của sự băng hoại đó tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm chuẩn mực xã hội và tần suất vi phạm. Đây là một sự lệch chuẩn xã hội, đi ngược lại với tư tưởng nhân văn, tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Cái gì rồi cũng có một giới hạn nhất định, chúng ta cần phải xác định thật chính xác giới hạn đó và hành động theo giới hạn cho phép, một khi chúng ta đam mê một cái gi đó đến điên cuồng, bất chấp mọi thủ đoạn để có được, thì sớm hay muộn chúng ta sẽ trở thành nô lệ của chính cái mà ta mong muốn có được.

Sự cám dỗ của đồng tiền đã làm cho đạo đức người Việt Nam ngày một đi xuống, cùng với đó là sự ảnh hưởng của lối sống thực dụng phương Tây đã ảnh hưởng đến đạo đức truyền thống của dân tộc. Trên thực tế ở nhiều nới cho thấy, nhất là các thành phố lớn, các giá trị truyền thống, nếp sống văn hoá truyền thống và những thuần phong mỹ tục vốn có của dân tộc ta đang bị lấn át bởi lối sống ngoại lai, thiếu văn hoá. Trong xã hội ngày nay, đã xuất hiện ngày một nhiều những biểu hiện coi nhẹ giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống tốt đẹp của dân tộc ta mà chạy theo thị hiếu và lối sống không lành mạnh. Cùng với đó là tệ ssùng ngoại cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đạo đức là gốc của người cách mạng”, người cán bộ, công chức phải là công bộc của dân, là đầy tớ trung thành của nhân dân, hết lòng vì nhân dân phục vụ tận tuỵ. Câu nói ấy vừa mang tính triết lý sâu xa, vừa là định hướng cho cán bộ, công chức thực hiện nhưng ý nghĩa của câu nói ấy đã không được một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức không thực hiện hoặc giả thực hiện không đúng, thực hiện nữa vời. Ngày nay một bộ phận không nhỏ Đảng viên, công chức đã biến chất, suy đồi đạo đức, xã rời mục tiêu lý tưởng, làm uy tín của Đảng ta bị xuống cấp trầm trọng. Một khi tạo được niềm tin yêu trong quần chúng

nhân dân thì Đảng mới vững mạnh được, lúc đó quần chúng sẽ ủng hộ Đảng, tin yêu Đảng.

Đảng là một tổ chức tiên phong nhưng vai trò của Đảng được thể hiện thông qua Đảng viên, tức là đại đa số là cán bộ, công chức. Đảng ta là Đảng cầm quyền nhưng Đảng viên phải gương mẫu, có nhân cách chuẩn mực thì mới lôi cuốn được quần chúng nhân dân, bởi “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên không phấn đấu, hy sinh vì đạo đức cách mạng, không phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng mà chạy theo lợi ích cá nhân, chạy theo những dục vọng bản thân. Họ cho rằng gia nhập Đảng chỉ vì mục têu chính trị, muốn thăng tiến trong công tác, chạy chọt mọi cách để vào Đảng, đây là hệ luỵ từ lâu đã tồn tại.

Không ít trường hợp cán bộ, Đảng viên chưa thật sự đại diện cho sự tiên phong, chưa là những nhân vật tiêu biểu, tiên tiến trong tién trình đổi mới đất nước. Không ít những người là thành viên của cấp uỷ Đảng có trình độ học vấn thấp, tư duy kém cỏi, thiển cận, nhân cách kém đã làm cho Đảng giảm đi hẳn dự cuốn hút, lôi kém quần chúng. Sự việc này diễn ra tràng lan từ cán bộ chủ chốt đến Đảng viên bình thường. Đảng viên, công chức có hiện tượng độc đoán, xa dân, quan liêu, hách dịch, chủ nghĩa cá nhân. Hiện tượng ấy dẫn đến quan liêu trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cấp cơ sở. Họ vi phạm quyền làm chủ của quần chúng nhân dân, họ chỉ thấy được cái lợi của mình khi thực thi nhiệm vụ mà quên đi nghĩa vụ là yếu tố đi trước. Họ tranh giành lợi ích lẫn nhau bên cạnh việc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, không tự nhận lấy khuyết điểm của mình và chỉ ra khuyết điểm, sai lầm của người khác do sợ đụng chạm đến người khác, gây hại đến con đường chính trị của mình. Lỗ thủng ấy ngày một lớn dần và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng trong hệ thống chính trị, quản lý nhà nước. Do chạy theo tiếng gọi của đồng tiền, nhiều cán bộ, Đảng viên đã sa vào con đường tham nhũng dưới nhiều hình thức khác nhau làm ảnh hưởng không tốt đến uy tính của Đảng, của nhà nước như vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, vụ Dương Chí Dũng và đồng bọn, ... là những điển hình.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)