Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 73)

Công cuộc đổi mới tư duy đăng đặt văn hóa nghệ thuật ở một vị trí quan trọng.

“Không một hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học và nghệ thuạt trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người”.

Cùng với sự nghiệp đổi mới tưu duy trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, công cuộc đổi mới tư duy trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đang đặt ra hàng loạt vấn đề: có những vấn đề thuộc về quan điểm, về nhận thức chung của xã hội đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, và liên quan với nó là các chính sách đối với văn hóa, văn nghệ. Một số vấn đề cần quan tâm và giải quyết như sau:

Xây dựng và phát triển đội ngũ những người sáng tác văn học nghệ thuật. Đây là lực lượng chủ yếu; không có họ thì sẽ không có tác phẩm văn học nghệ thuật, không có nền văn học nghệ thuật mới. Điều đáng mừng là đội ngũ văn nghệ sĩ của chúng ta hiện nay khá đông, đa số đều được rèn luyện và thử thách trong hai cuộc kháng chiến và trong thực tiễn xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Lòng yêu nước, sự gắn bó chặc chẽ với sự nghiệp cách mạng vốn có là truyền thống quý báu của giới văn nghệ sĩ cách mạng. Gần đây, trong sự nghiệp đổi mới tư duy, đã xuất hiện nhiều cây bút mới, phong cách mới, góp phần làm phong phú thêm nền văn học nghệ thuật cách mạng của chúng ta.

Tuy vậy, trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, giới văn nghệ sĩ của chúng ta cũng đã bộc lộ những bất cập và yếu kém. Đáng chú ý đầu tiên là sự hiểu biết quá ít về lịch sử dân tộc, và càng quá ít về thành tựu văn hóa thế giới. Thiếu soát đó làm cho các tác phẩm văn học nghệ thuật của chúng ta kém phong phú về tri thức và thiếu chiều cao về tầm khái quát. Thiếu sót đó còn dẫn văn nghệ sĩ tới chỗ nhiều khi mất định hướng khi đánh giá các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như khi tiếp cận với các thành tựu văn hóa thế giới hiện nay. Việc hình thành bản lĩnh văn hóa rất cần thiết đối với người sáng tác văn học nghệ thuật, và nói rộng ra, đối với những ai hoạt động trên lĩnh vực văn hóa. Nhưng bản lĩnh văn hóa lại đòi hỏi một vốn tri thức phong phú về văn hóa, nghệ thuật. Việc xuất hiện gần đây một số tác phẩm tập trung khai thác các khía cạnh bản năng nhục cảm, những dục vọng thấp kém, ... của con người đã có tác dụng xấu, làm vẩn đục đời sống tinh thần xã hội. Điều đó, xét cho cùng, cũng là biểu hiện trình độ văn hóa thấp của

một số tác giả. Sự thiếu bản lĩnh văn hóa cũng ở đây. Phân biệt nhục cảm với tình cảm, Bieelinxki cho rằng, tình cảm và nhục cảm đều là phản ứng của cơ thể đối với các hiện tượng bên ngoài. Nhưng nếu tình cảm là phản ứng đã qua sàng lọc của tư duy, thì nhục cảm là phản ứng chưa qua sự sàng lọc đó. Hoạt động sàng lọc của tư duy chính là hoạt động văn hóa. Cũng có thể coi xu hướng thương mại hóa trong sáng tạo nghệ thuật cũng là biểu hiện của tình trạng thiếu bản lĩnh văn hóa của người nghệ sĩ, bởi vì bản thân xu hướng đó là một nhượng bộ, từ bỏ những giá trị văn hóa đích thực trước sự cám dỗ của đầu óc vụ lợi.

Bác Hồ của chúng ta, từ năm 1943, trong bài thơ Cảm tác khi đọc thiên gai thi đã viết:

“Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Và sau Cách mạng tháng Tám, trong thư gửi các họa sĩ nhan dịp triển lãm hội họa năm 1951, Bác viết:

“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”

(Hồ Chí Minh toàn tập, t.6, NXb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr368).

Cuộc đấu tranh cách mạng đang diễn ra hiện nay cực kỳ phức tạp. Sự phân biệt giữa địch và ta, đúng và sai, thiện ý và ác ý là rất khó khăn. Thiếu bản lĩnh chính trị, con người sẽ không đủ sáng suốt để nhận chân các vấn đề xã hội. Gần đây, đã xuất hiện một số tác phẩm trực tiếp đề cập đến các vấn đề xã hội nóng bỏng. Nhưng một số tác giả do bản lĩnh chính trị thiếu vững vàng, do tiếp nhận thông tin một cchs thụ động, phiến diện nên đã tỏ ra hoa mang dao động. Tác phẩm của họ đã tạo nên những phản ứng xấu, không lành mạnh trong quần chúng.

Việc xây dựng bản lĩnh văn hóa, bản lĩnh chính trị là rất quan trọng đối với người nghệ sĩ. Nhưng đó cũng mới chỉ là cái nền tảng. Trên nền tảng đó phải mọc lên các lâu đài, có nghĩa là phải có nhiều tác phảm hay, có giá trị. Đây mới là cái đích mà chúng ta phải tiến tới. Để có tác phẩm hay, cần sự nổ lực sáng tạo của người nghệ sĩ. Nhưng để những nổ lực sáng tạo đó có kết quả, cần sự hỗ trợ đắc lực của xã hội. Ở đây, vai trò của các chế độ, chính sách của Đảng và nhà nước đối với văn học nghệ thuật và đối với văn nghệ sĩ là cực kỳ to lớn. Một chính sách khuyến khích tài năng, đánh giá đúng các giá trị

tinh thần, có đãi ngộ xứng đáng đối với những ai có nhiều tác phẩm có giá trị, một thái độ ân cần chu đáo và tế nhị đối với giới trí thức văn nghệ sĩ, sẽ tạo nên những động lực tinh thần để người nghệ sĩ mang hết tài năng phụng sự đất nước, phụng sự xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)