Những biến động của văn hóa tác động đến nhân cách người Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 46)

Văn hóa vừa là sản phẩm do con người tạo ra nhưng cũng là yếu tố chi phối hoạt động của con người. Văn hóa đi kèm với lịch sử hình thành và phát triển của loài người, là một chuỗi liên tục các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo nên trong quá trình hoạt động của cuộc sống.

Văn hóa truyền thống Việt Nam là những trang sử hào hùng về tinh thần bất khuất, gắn kết cộng đồng với hình ảnh lũy tre làng cùng những em nhỏ ngày hai buổi dắt trâu ra đồng. Dân tộc Việt Nam gắn liền với nền văn minh lúa nước, chính vì lẽ đó mà người Việt Nam cầu mong luôn mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi để canh tác nông nghiệp, đây cũng là lý do hình thành tín ngưỡng thời các vị thần: thần nông, thần sông, … tất nhiên không thể thiếu việc cúng bái vào những dịp định kỳ hàng năm.

Nước ta là một quốc gia khá đặc biệt, với đa dạng địa hình (đồi núi, đồng bằng, biển), đang dạ dân tộc (trên 50 dân tộc), nằm gần hai nền văn minh lớn của nhân loại (Ấn Độ và Trung Quốc) đã tạo ra một nền văn hóa Việt Nam đa dạng nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Sự dạng của nền văn hóa Việt Nam là do nước ta có hơn 50 dân tộc

anh em, mỗi dân tộc có một cách sinh hoạt riêng, có những phong tục, tạp quán riêng và đã có một thời gian dài dựng nước và giữ nước, ngoài ra văn hóa Việt Nam còn chịu nhiều sự ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc nên văn hóa Việt Nam thật sự rất đa dạng và phong phú các loại hình văn hóa. Cho đến tận ngày nay, nhiều phong tục như chống gậy, mang giày rơm khi cha mẹ mất, tục gói bánh chưng vào ngày tết, hội đâm trâu, … là những nét văn hóa luôn được lưu truyền. Những nét văn hóa ấy, như đã in sâu vào máu thịt của người dân Việt Nam.

Quá trình toàn cầu hóa đã làm cho Việt Nam có điều kiện giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới, góp phần làm phong phú nền văn hóa trong nước. Tuy nhiên, thờii gian gần đây, trên đài truyền hình thuồng xuyên phát sóng những bộ phim nước ngoài, trong khi đó tần suất xuất hiện của phim Việt Nam là rất thấp. Chúng ta không phủ nhận cái hay của phim nước ngoài nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, nội dung phim có chứa nét văn hóa của dân tộc, khi chúng ta xem nhiều phim nước ngoài thì đồng nghĩa với việc có cơ hội tìm hiểu văn hóa nước ngoài nhưng văn hóa nước nhà thì dần bị quên lãng. Ngoài ra, giới trẻ hiện nay có biểu hiện của sở thích sùng ngoại, xem mọi thứ có yếu tố nước ngoài là tốt.

Thực trạng sùng ngoại đã làm pha trộn những giá trị văn hóa ngoại lai và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, làm nhân cách người Việt Nam thay đổi theo thời đại. Nếu như trước đây, trang phục thường nhật của người phụ nữ là chiếc áo tứ thân, chiếc áo bà ba hay những bộ trang phục tương đối kín đáo thì ngày nay trang phục có phần cách tân hơn, hiện đại hơn như quần short, áo bun 3 lỗ, … Thể hiện, người Việt Nam thật sự đã có thái độ mở hơn trong phong cách thời trang.

Người Việt Nam thật sự đã mạnh dạn hơn trong cách giao tiếp, tiếp thu văn hóa phương Tây, người phụ nữ đã được xã hội xã hội tôn trọng hơn, thừa nhận vai trò trong gia đình, trong xã hội. Người phụ nữ có thể đóng vai trò là người tiếp khách, thông qua những buổi tiệc thay vì trước đây thông thường do người đàn ông phụ trách.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)