Đào tạo, bồi dưỡng nghệ thuật cho trẻ em nhằm xây dựng nhân cách cho các em một cách đồng bộ trên phạm vi toàn quốc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 81)

các em một cách đồng bộ trên phạm vi toàn quốc

Trong đời sống nghệ thuật trước đây và cả hiện nay vẫn tồn tại khuynh hướng minh họa và truyền đạt một cách sơ lược cái hình thức bên ngoài của cuộc sống hiện thực, dường như có sự thiếu hụt những cảm xúc chân thành và thiên hướng dấu ấn cá tính trong sáng của người nghệ sĩ.

Xây dựng một nền nghệ thuật tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ chú ý đến việc coi trọng năng khiếu và tài năng của các em thiếu nhi. Điều quan trọng hơn là có năng khiếu mà không được đào tạo, thì nghệ thuật chỉ đề ra những nghệ nhân, những người thợ hành nghề theo chủ nghĩa kinh nghiệm, chỉ có thể áp dụng được phong trào văn nghệ quần chúng. Với nền nghệ thuật bác học,nghệ sĩ nhất thiết phải được đào tạo và tôn trọng cá tính, tạo điều kiện cho thiên hướng nghệ thuật phát triển lành mạnh là một yêu cầu phải được đầu tư thích hợp.

Đối với việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, ngoài những kiến thức cần thiết còn phải đặc biệt quan tâm, trân trọng năng lực tìm tòi, khám phá của các em thông qua cá tính và thiên hướng nghệ thuật của họ. Các dấu ấn cá nhân người nghệ sĩ, các tên tuổi được dân tộc và nhân loại đề cao xưa nay, bao giờ cũng xuất phát là cá tính sáng tạo, gắn bó với thời đại mình.

Cá tính sáng tạo gắn liền với thiên hướng nghệ thuật. Cái lắng đọng nơi tâm hồn mỗi nghệ sĩ là cả một sở trường, một sự tâm đắc, một nỗi đam mê về một mảng hiện thực để họ sống với cái tự do sáng tạo của mình và tạo thành thiên hướng. Căn cứ vào thiên

hướng nghệ thuật gắn liền với cá tính của người nghệ sĩ, ta có thể gọi Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu, Chế Lan Viên là nhà thơ của trí tuệ, sự mổ xẻ mặt trái của xã hội trong lĩnh vực kịch là sở trường của Lưu Quang Vũ, khả năng chiếm lĩnh cái trong trẻo, mượt mà và chất đôn hậu trong hội họa là thuộc về Nguyễn Phan Chánh v.v…

Người nghệ sĩ chân chính của bất kỳ thời đại nào trong lịch sử phát triển của nghệ thuật các dân tộc cũng như con người góp phần mang lại những giá trị của nền văn hóa của dân tộc. Theo nghĩa chung nhất, để có thể hướng con người đến những giá trị chân – thiện – mỹ, thì cá tính và thiên hướng trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ cũng nằm trong dòng chảy của định hướng văn hóa dân tộc của thời đại.

Để đào tạo nghệ sĩ có tài năng, yêu cầu trước hết là phải có sự nâng niu, quý trọng tài năng, dồn tâm sức vun đắp tài năng; chống khuynh hướng chèn ép tài năng, làm cho tài năng bị thui chột, chỉ vì thói hư danh, đố kỵ, ích kỉ và vụ lợi. Mặt khác, việc đào tạo nghệ sĩ không thể chỉ ở việc trang bị tư duy luân lý, mà phải đi sâu phát triển khả năng cảm thụ đối với tư duy hình tượng, làm như vậy để tránh biến những người có năng khiếu và tài năng nghệ thuật trở thành những cán bộ lý luận hoặc những nhà quản lý văn hóa đơn thuần.

Một vấn đề cũng rất quan trọng là việc sử dụng tài năng nhân tài. Trong mọi trường hợp giáo dục và đào tạo mới chỉ là một khâ, một mắt xích trong toàn bộ sự chuẩn bị cho hoạt động và phát triển của các tài năng. Vì vậy, việc tạo nguồn lực cho tài năng cần có sự kết hợp và sự thống nhất giữa gia đình, nhà trường và xã hội, giữa việc đào tạo và việc sử dụng tài năng. Nhà trường có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tài năng; nhưng xã hội không dùng đến và không dùng đúng hoặc chưa phát huy hết khả năng vốn có của nhân tài cũng dẫn đến mai một các tài năng. Bởi vậy, việc phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng tài năng là một hệ thống nhất quán, cần phải có chính sách đúng đắn và có kế hoạch quản lý cụ thể của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)