5. Bố cục đề tài
3.1. Cơ sở đề xuất chương trình truyền thông
3.1.1. Định hướng kinh doanh của công ty Đất Xanh Bắc Miền Trung trong thời gian tới
Là nhà môi giới bất động sản hàng đầu tại thị trường Bắc Miền Trung. Chuyển hướng sang đầu tư thứ cấp các dự án vừa và nhỏ.
Mở rộng thị trường ra Bắc Miền Trung như: Quảng Bình, Quảng Trị. Mục tiêu:
− Chiếm lĩnh thị trường từ Thừa Thiên Huế - Thanh Hóa
− Tăng vốn điều lệ, đáp ứng đủ điều kiện trở thành công ty đầu tư.
− Phát triển bền vững, theo định hướng của công ty mẹ
− Tạo uy tín hơn nữa cho thương hiệu Đất Xanh Bắc Miền Trung. Đối với dự án An Cựu City:
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động mua bán các sản phẩm dự án, Mở bán phân khu centre park, Sản phẩm nhà liền kề block O, 2 block shophouse mặt tiền công viên (block L và M).
3.1.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh dự án An Cựu City
3.1.2.1. Điểm mạnh
Là dự án trọng điểm trong việc quy hoạch phát triển thành phố Huế trong tương lai theo Quyết định 649/TTg ngày 6/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Vị trí địa lý đắt địa: thuộc khu quy hoạch An Vân Dương, Kết nối với những tiện ích ngoại khu như gần với trung tâm thành phố, kết nối các trung tâm hành chính, kinh tế tài chính của thành phố Huế.
Nằm trên tuyến huyết mạch Võ Nguyên Giáp 100m, đấu nối ra quốc lộ 1A, dự án là điểm tiếp nối giữa trung tâm thành phố với các điểm du lịch của tỉnh, nắm trọn ưu
thế vị trí “rồng vươn biển lớn”, tượng trưng cho sự thịnh vượng, dồi dào, đem lại giá trị thặng dư cho các nhà đầu tư.
Những tiện ích nổi trội: bể bơi thông minh công nghệ châu âu, sân bóng đá, sân tennis đạt chuẩn quốc tế, phòng tập gym, khu sinh thái…
3.1.2.2. Điểm yếu
Sản phẩm nhà liền kề không có gara để xe ô tô trong khi khách hàng ở An Cựu City hầu hết là có ô tô.
Thiết kế nhà ở An Cựu được xây dựng vào 2008, nó bị lỗi thời so với thiết kế hiện đại của những dự án khác như royal park, Huế Green City…
Giá cao cũng là 1 phần ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng. 3.1.2.3. Cơ hội
Thực trạng du lịch tại Huế từ đầu năm 2019, đó là thiếu cơ sở lưu trú cho khách hàng. Sức bật lớn của du lịch Huế tạo ra sức ép tích cực lên thị trường lưu trú, đòi hỏi bất động sản tăng tốc. Theo ghi nhận, tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn từ hai sao trở lên tại Huế trong mùa cao điểm luôn đạt 90-100%. Thậm chí, ở nhiều thời điểm như dịp nghỉ lễ, Festival Huế liên tục “cháy” phòng.
Ngày 25/3 vừa qua Chợ du lịch Huế đã tiến hành sơ tuyển Nhà đầu tư, cũng như đưa lịch trình dự kiến khởi công cho Công viên giải trí mới thuộc khu A An Vân Dương. Cả 2 dự án này đều nằm liền kề với phân khu Center Park, tạo thành tổ hợp nghỉ dưỡng – mua sắm – giải trí bậc nhất trong khu vực trong thời gian tới. Xu hướng chọn điểm lưu trú của du khách ngày thêm “tinh tế” hơn như: tiện nghi nhưng hoà quyện với thiên nhiên, đủ riêng tư nhưng gần trung tâm để vui chơi mua sắm…
Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
3.1.2.4. Thách thức
Sự xuất hiện và canh tranh gay gắt giữa các dự án như “Khu phức hợp FLC” của tập đoàn FLC, “Royal park” của tập đoàn APEC, “The Manor Crown” của Công ty cổ phần Bất động sản Minh Điền, “Khu đô thị Phú Mỹ An” của Công ty
cổ phần Bất đông sản Gia Cát với thiết kế hiện đại nhỉnh hơn so với dự án An Cựu City.
Sự thay đổi hành vi của khách hàng, đòi hỏi sự thay đổi để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
Sự phát triển của công nghệ 4.0 là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với hoạt động truyền thông của dự án.