Chủ đề chính trong sáng tác của các nhà văn 8X Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Văn học 8X Trung Quốc - Nguyễn Tấn Hùng pot (Trang 59 - 61)

21 Xin lỗi em chỉ là con đĩ, đã dẫn.

2.2.3 Chủ đề chính trong sáng tác của các nhà văn 8X Trung Quốc:

Dòng văn chương 8X Trung Quốc là dòng văn học của những cây bút trẻ sinh ra sau năm 1980, chính vì thế mà cuộc sống của họ gắn liền với sự phát triển hiện đại của Trung Quốc trong giai đoạn này. Tốc độ đô thị hóa nhanh làm lớp trẻ nông thôn ngày càng ít đi hoặc bị ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa thành thị. Hầu hết cấc nhà văn thành danh của thế hệ 8X đều được sinh ở các thành thị nên chủ đề chính trong sáng tác của họ thường xoay quanh các vấn đề ở thành thị, hầu như không đề cập đến các chủ đề liên quan đến nông thôn Trung Quốc như thế hệ các nhà văn trước đó. Vả lại, họ được sinh ra ở thành phố nên viết về thành phố là vấn đề trực diện và gần gũi đối với họ hơn so với nông thôn.

Búp bê Bắc Kinh kể về lối sống của một cô gái thành thị, Mười yêu của Trương Duyệt Nhiên lại miêu tả các góc độ khác nhau trong tình yêu của thế hệ thanh niên nam nữ thành thị, Thiên thần sa ngã của Tào Đình thì đi vào khía cạnh tha hóa của lớp trẻ thành thị trước cám dỗ vật chất.

Khai thác về thành thị chủ yếu là đi vào tầng lớp thanh niên thành thị. Các tác phẩm 8X dường như mổ xẻ mọi khía cạnh đời sống của lớp thanh niên thành thị Trung Quốc. Từ các mối quan hệ gia đình, xã hội đến sự xung đột nội tâm của giới trẻ trong những mối quan hệ đó. Mà đề tài được đề cập đến nhiều nhất là tình yêu của thế hệ trẻ.

Xã hội thành thị Trung Quốc, đặc biệt là xã hội thu nhỏ của giới trẻ thành thị được phản ánh một cách tiêu cực trong tiểu thuyết của Xuân Thụ. Cô vẽ nên chân dung giới trẻ trong một xã hội tràn ngập văn hóa phương Tây, sự suy đồi của lối sống hưởng thụ trong giới trẻ. Sự thiếu quan tâm của các gia đình thành phố đối với con cái mình, hay ngược lại là sự nuông chiều quá đáng và thả lỏng tự do quá mức của các bậc phụ huynh đối với con cái...Tất cả đã đẩy con cái họ ra ngoài một xã hội đầy cám dỗ của những trào lưu Rock and roll…

Nếu Búp bê Bắc Kinh thu hút độc giả vì vẽ ra một chân dung đặc biệt của một thế hệ trẻ Trung Quốc với niềm đam mê khoái lạc, sự hưởng thụ và lối sống bất cần thì giới trẻ trong tiểu thuyết của Trương Duyệt Nhiên lại dường như có tính cách thâm trầm và ít kích động hơn. Trương Duyệt Nhiên là nhà văn 8X có phần khác biệt so với các nhà văn đồng trang lứa trong sáng tác. Thế giới nhân vật của Trương Duyệt Nhiên thiên về nội tâm hơn và cũng trầm lặng hơn. Dù cô luôn khai thác những bi kịch trong cuộc sống của họ, đó có thể là những bi kịch dữ dội nhưng bản thân các nhân vật lại không phải là những người trẻ luôn kích động và thích cuộc sống hưởng thụ như nhân vật của Xuân Thụ. Các nhân vật nữ thành thị của Trương Duyệt Nhiên như Quỳnh (Thủy tiên đã cưỡi chép vàng đi), Đỗ Uyển Uyển và Đoạn Tiểu Mộc ( Anh đào xa tít tắp) đều là những cô gái có tính cách bình thường như những cô gái Trung Quốc khác, nhưng điều Trương Duyệt Nhiên muốn thể hiện là những bi kịch trong tâm hồn họ chứ không phải lối sống bên ngoài. Đó là một khía cạnh khai thác đặc biệt của nữ tác giả trẻ này đối với chủ đề thanh niên thành thị so với các tác giả khác.

Quách Kính Minh dù viết tiểu thuyết võ hiệp nhưng nhân vật võ hiệp trong tiểu thuyết của tác giả này vẫn mang nhiều yếu tố của những người trẻ Trung Quốc hiện đại. Không quá chú trọng vào tình tiết truyện như thể loại truyện võ hiệp truyền thống, Quách Kính Minh đi vào khai thác tâm lý nhân vật nhiều hơn, đưa nhân vật vào những bi kịch tinh thần hơn là sự tranh hùng tranh bá trong xã hội. Thông qua diễn biến tâm lý và những bi kịch của các nhân vật được cách điệu hóa trong truyện, Quách Kính Minh phàn nào đã thể hiện được đời sống tinh thần phức tạp của giới trẻ. Họ cũng mang những tâm lý tương tự, cũng bị ám ảnh bởi nỗi cô đơn như Ca Sách (nhân vật trong Vương quốc ảo), cũng muốn thoát khỏi sự trói buộc vô hình của xã hội và tìm kiếm tự do, sống theo ý muốn của mình như khát vọng của anh em Ca Sách trong truyện. Và ngoài đời không hiếm những trường hợp rơi vào bi kịch tình yêu như bi kịch của Ca Sách trong tiểu thuyết.

Tào Đình thì đi sâu hơn vào giới trí thức trẻ thành phố trong thời đại vây bủa của cám dỗ vật chất với Thiên thần sa ngã. Câu chuyện kể về những bước

chân sa ngã của cô gái xinh đẹp như thiên thần Nhậm Đạm Ngọc trước cám dỗ vật chất. Trong truyện còn thể hiện lối sống phụ thuộc vào vật chất đến hèn mọn của một bộ phận trí thức trẻ khi phục vụ đến những chuyện tế nhị cho những tay đại gia nhiều tiền lắm của mà tha hóa.

Như vậy cuộc sống thành thị cùng với tầng lớp thanh niên thành thị được các tác giả 8X khai thác triệt để trên mọi phương diện và khía cạnh. Xã hội thành thị hiện đại của Trung Quốc như một mảnh vườn màu mỡ cho các nhà văn trẻ 8X thỏa sức sử dụng ngoài bút. Với các tuyến nhân vật đa dạng từ những cô gái mang số phận bi kịch từ những tai biến trong mối quan hệ gia đình đến các tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên, nhà nghệ thuật, nhà văn, thi sĩ, những người có học thức cao...Tất cả đều được đưa vào thế giới nhân vật của các tác giả 8X.

Một phần của tài liệu Văn học 8X Trung Quốc - Nguyễn Tấn Hùng pot (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w