Sự phô bày yếu tố tính dục, đi ngược quan niệm luân lí Á Đông Một

Một phần của tài liệu Văn học 8X Trung Quốc - Nguyễn Tấn Hùng pot (Trang 50 - 51)

đặc điểm khá nổi bậc của văn học 8X Trung Quốc là việc đề cập đến yếu tố tình dục một cách tự nhiên và thẳng thắng. Sex trong văn học không phải là một chủ đề mới vì nó tồn tại trong các tác phẩm văn học từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim. Yếu tố tính dục dần được con người thừa nhận như một nhu cầu tự nhiên và chính đáng của con người. Và văn chương tìm đến nó một cách tự nhiên như khi khai thác các chủ đề khác của cuộc sống. Yếu tố sex giúp tác phẩm văn học trở nên thực hơn và cuốn hút người đọc hơn.

Văn học Trung Quốc không phải không chứa đựng nhiều yếu tố sex trong các tác phẩm của những thế hệ nhà văn trước đó. Nhưng thực sự đến thế hệ nhà văn "linglei" thì yếu tố sex dường như trở nên đột biến và ào ạt xâm nhập vào các tác phẩm của các tác giả trẻ. Đặc biệt yếu tố tính dục được các tác giả nữ phơi bày một cách thẳng thắng và trần trụi. Trước dòng văn học của thế hệ 8X có thể kể đến hàng loạt những tác phẩm của các tác giả như Vệ Tuệ (Bảo bối Thượng Hải, Điên cuồng như Vệ Tuệ...), Cửu Đan (Quạ đen), Sơn Táp (Thiếu nữ đánh cờ vây)... Tiếp nối trào lưu ấy, các nhà văn 8X cũng đưa yếu tố sex vào truyện và xem nó như một trong những yếu tố chính làm nên câu chuyện, sex được xem như bản chất của nhân vật. Đặc biệt điều ấy thể hiện rõ trong tiểu thuyết Búp bê Bắc Kinh của Xuân Thụ, sex ở nữ tác giả này như là một phần của sự hiện thân ở giới trẻ. Cuốn tiểu thuyết đã gây chấn động Trung Quốc vì nó mô tả cách bộc trực sự thức tỉnh về mặt tình dục của một cô gái trẻ mới 16 tuổi. Tác phẩm dường như đi sâu vào chỗ xâu kín nhất, những khát

khao nhục cảm và khoái lạc trong con người Xuân Thụ, nhân vật chính của tiểu thuyết. 16 tuổi, cô nhiều lần bỏ học hẹn hò cùng bạn trai, tình yêu với cô chớp nhoáng như một chuyến vui chơi. Và trong một dịp tình cờ cô quen với Lý Kỳ qua thư làm quen, ngay lần đầu tiên gặp nhau Xuân Thụ đã thản nhiên trao thân cho Lý Kỳ. Ở đây nhân vật Xuân Thụ không còn là hiện thân của những cô gái Á Đông thuần hậu và e thẹn nữa. Cô đã là một mẫu hình khác biệt của một bộ phận trong thế hệ trẻ Trung Quốc. Sự cởi mở về tình dục và đam mê khoái lạc ở Xuân Thụ là sự phản ánh một phần lối sống phóng túng, phớt đời, thiên về hưởng thụ vật chất mà một bộ phận giới trẻ Trung Quốc đang mắc phải mà Xuân Thụ chỉ là một đại diện tiêu biểu của lối sống này.

Vì quan niệm khá cởi mở như vậy về tình yêu, tình dục nên Xuân Thụ đã không quá đau đớn và lệ thuộc vào tình yêu khi cô gặp phải những thất vọng trong tình trường với những người con trai trong đời cô. Đây cũng là một điểm khác biệt giữa nhân vật mang yếu tố sex trong văn học 8X so với những nhân vật mang yếu tố sex trong truyện của các tác giả thuộc thế hệ trước.

Sex trong các tác phẩm của các nhà văn thuộc thế hệ trước ở Trung Quốc, đặc biệt là yếu tố sex đối với nhân vật nữ chủ yếu là để làm hiện lên rõ bản chất yếu mềm dễ bị tổn thương hay những ẩn ức trong tâm hồn người phụ nữ. Còn nhân vật mang yếu tố sex trong văn học 8X thì hoàn toàn khác, sex được đề cập như là bản chất vốn dĩ có ở nhân vật, nhân vật sở hữu nó như sở hữu các đặc tính khác ở con người. Nói như lời tiến sĩ Phạm Tú Châu (Viện Văn học Việt Nam) thì trong các tác phẩm này, tính dục đã được đặt ở vị trí tột cùng, "thay thế cho tính phong phú của văn học".19 Sex được đưa vào tác phẩm như một sự thể hiện cái Tôi rất mạnh mẽ mà thế hệ 8X thường bộc lộ. Vì vậy mà tác giả chấp nhận để nhân vật xem đó như là một điều bình thường và không có gì phả bó buộc.

Quan niệm đó đi ngược lại với truyền thống người Á Đông về hình ảnh người phụ nữ. Về sự quan trọng của chuyện chăn gối trong tình yêu. Thế hệ nhà văn 8X đã gạt phăng điều đó đi và thay vào đó là một quan niệm mới như trên.

Một phần của tài liệu Văn học 8X Trung Quốc - Nguyễn Tấn Hùng pot (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w