Mèo đen không ngủ Trương Duyệt Nhiên, Nguyễn Xuân Nhật dịch, Nxb Phụ nữ (2005)

Một phần của tài liệu Văn học 8X Trung Quốc - Nguyễn Tấn Hùng pot (Trang 47 - 50)

gái. Tình yêu của cô với Thần Mộc không đủ sức xua tan nỗi ám ảnh đó. Dù cho Thần Mộc không phải là người đàn ông như bố cô.

Kết thúc câu chuyện, tác giả cũng không để cho sự cô độc đó rời khỏi cô gái. Khi cô gái nhìn thấy mẫu tin Thần Mộc nhắn anh đã tìm thấy lũ con của Mặc Mặc và hứa nếu cô trở về hai người sẽ cùng nhau săn sóc chúng cùng với dòng địa chỉ để tìm anh thì nước mưa đã xóa nhòa dòng địa chỉ ấy. Sợi dây duy nhất có thể giúp cô gái thoát khỏi tâm thức cô đơn và trở về với thực tại, với Thần Mộc cùng lũ con của Mặc Mặc cuối cùng cũng bị cắt đứt. Phải chăng đó là lời nhắn nhủ của Trương Duyệt Nhiên về một thế hệ trẻ với những con người không thể thoát khỏi tâm thức cô đơn ám ảnh tâm hồn họ vì những di chứng gia đình và xã hội.

Nếu nhân vật tôi trong Mèo đen không ngủ của Trương Duyệt Nhiên đi vào nỗi cô độc do những di chứng mà gia đình cô mang lại thì Mai Mai, cô gái câm trong Anh trai em gái của Tào Đình lại là hiện thân của một nỗi cô độc khác. Cô độc từ tình yêu bất hạnh của một cô gái bất hạnh dành cho chính anh trai ruột của mình. Như lời đề tựa tác phẩm: "Yêu đơn phương đã khổ. Yêu chính anh trai của mình lại càng khổ hơn nữa. Mai Mai yêu anh trai Dương Dương, một tình yêu tội lỗi nhưng không bệnh hoạn, tội lỗi mà vẫn đáng thương. Bởi, Mai Mai là cô gái câm. Trong thế giới “hư ảo, lặng lẽ, không người”, trống rỗng và cô độc của cô, duy nhất chỉ có người anh trai ngự trị. Yêu anh và muốn độc chiếm người anh, Mai Mai đã tự tước đi niềm vui hồn hậu của tuổi thơ, đẩy mình vào vòng xoáy của những mâu thuẫn giằng xé giữa hờn ghen ích kỷ và tình yêu thương".18

Trong thế giới cô độc chỉ riêng mình cô hiểu, Mai Mai dành cho anh trai một tình yêu câm nín và lặng lẽ, nhưng lắm khi nó cũng bùng phát dữ dội khi cô ghen với em gái song sinh của mình, An An. Cô ghen với từng tiếng gọi của An An dành cho anh. Tất cả bởi lẽ cô thèm khát nhưng không thể phát ra những tiếng gọi ấy với anh. Nỗi cô đơn trong cô gái được tích tụ từ bé đến lớn, ngay từ lúc nhỏ điều đó đã khiến Mai Mai trở thành cô bé cứng cỏi. Sự cô độc trong tâm hồn đã khiến cô trở thành một kẻ độc ác trong tình yêu. Cứng cỏi 18Anh trai em gái – Tào Đình, Nguyễn Thành Phước dịch, Nxb Hội nhà văn Hà Nội (2008)

điềm tỉnh nhưng lại đầy dằn xé trong nội tâm. Tình yêu cô dành cho anh là một biểu hiện của sự cô độc trong tâm hồn cô. Bởi từ bé, Mai Mai đã bị nhiều người chế giễu, chỉ có anh Dương Dương là người duy nhất bảo vệ cô, xem cô là thiên xứ. Và cũng vì thế mà anh là tất cả đối với em gái mình.

Sự cô độc trong tâm thức đã khiến cho cô gái Mai Mai lao vào tình yêu mù quán và sự thù hận ích kỉ ghen tuông với chính em gái mình. Mai Mai từ cô bé có bản tính hiền lành trong sáng biến thành kẻ luôn rắp tâm hại em gái An An trở nên xấu xí, không hoàn hảo. Không chỉ dừng lại ở đó, cô còn gây ra sự hiểu lầm giữa anh trai Dương Dương và Hồ Khả, người yêu anh để hai người phải chia tay.

Cuối cùng khi nhận ra sự sai lầm và độc ác của mình, Mai Mai đã bị ăn năn dằn vặt và tìm đến cái chết. Nhưng khi cái chết không thành cô lại trở về với sự cô độc cố hữu của mình: "Mấy tháng nay, anh và An An đều tránh em. Em như lại trở về thời thơ ấu với những lời chế nhạo: “Con câm! Con câm!”, nhưng em không hận anh, tất cả đều do em gây ra, là hậu quả của sự độc ác của em, nó sẽ giày vò suốt đời, khiến em sống trong thế giới đơn độc, tối tăm, không lối thoát".

Cách đề cập đến nỗi cô đơn của Tào Đình trong Anh trai em gái có nét tương đồng với cách thể hiện nỗi cô đơn trong truyện Thủy tiên đã cưỡi chép vàng đi của Trương Duyệt Nhiên. Câu chuyện kể về sự cô đơn của các nhân vật: bà Quỳnh và Quỳnh, cô gái có quãng đời thanh Xuân bất hạnh. Bà cô cũng là một hiện thân của nỗi cô đơn thậm chí mang nó theo đến tận khi bà chết. Bà chết vì vết bỏng ở chân loang ra không cứu chữa được mà nguyên nhân của vết bỏng là do trong một lần nấu ăn phục vụ cho đứa con trai vì sơ ý bà làm đổ thức ăn và bị bỏng. Cơ thể béo phì của bà khiến bà không phản ứng kịp và bà chỉ biết ngồi xuống đất khóc. Chỉ có cô bé Quỳnh quan tâm đến bà nhưng rồi cuộc đời Quỳnh cũng không thoát khỏi sự đeo bám của nỗi bất hạnh khi cô bị chính mẹ ruột ruồng bỏ. Chỉ có cha dượng là Lục Dật Hán yêu thương cô, chính nỗi cô đơn và sự tự ti về bản thân đã khiến cô mắc chứng cuồng ăn. Cũng chính điều ấy cùng tình thương của người cha dượng đã khiến cô yêu ông và thực hiện mọi cố gắng trong học tập, giảm béo để dành được tình yêu ở ông.

Quỳnh cũng tựa như Mai Mai bắt đầu tình yêu tội lỗi từ sự ám ảnh của nỗi cô đơn và ngọn lửa xua tan nỗi cô đơn đầu tiên mà họ bắt gặp trong đời.

Dù cảm hứng về sự cô đơn trong cuộc sống đi vào tác phẩm của các nhà văn 8X theo hình thức nào, thì nó cũng là sự phản ánh một phần hiện thực cuộc sống. Là những trải nghiệm của chính người viết hoặc những gì mà người viết chứng kiến. Đó cũng là một phần tâm trạng của những người sống theo trào lưu "linglei" bởi họ chịu nhiều ức chế. Với cảm thức về nỗi cô đơn, dường như dòng văn học 8X đã tiến gần với cảm hứng văn học chung của nhân loại. Nó khiến văn chương 8X trưởng thành hơn.

Một phần của tài liệu Văn học 8X Trung Quốc - Nguyễn Tấn Hùng pot (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w