Về mặt nghệ thuật, dòng văn học 8X cũng đóng góp những nét khá mới cho văn đàn Trung Quốc. Khi đời sống thay đổi, kéo theo nhu cầu thưởng thức tác phẩm văn học cũng thay đổi. Nhịp sống nhanh nhạy hơn khiến ít người ngồi thưởng thức bằng cách nhấm nháp các tác phẩm văn học cổ điển. Họ thích những gì mới mẻ và phụ hợp với nhịp sống đương đại. Văn học 8X đáp ứng được điều đó khi nó được viết bởi những chính những cây bút hiểu rõ hơn ai hết nhu cầu ấy. Với văn phong mới lạ trong các tác phẩm, đặc biệt là đọc dễ hiểu, dễ cảm và nhịp độ nhanh của tình tiết truyện, của lời văn giúp độc giả thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của mình.
Các nhà văn 8x cũng chú ý trong việc làm mới lạ tác phẩm của mình khi có những sáng tạo mới về nghệ thuật kết cấu truyện, hình tượng nhân vật, cách kể chuyện và hình thức xây dựng câu chuyện so với văn học truyền thống…
Tuy vậy văn học 8X Trung Quốc vẫn còn chưa chú ý nhiều đến yếu tố nghệ thuật văn chương trong tác phẩm của mình. Điều này là do họ sáng tác trước hết phục vụ nhu cầu giải trí là chính, một mặt thỏa mãn đam mê viết và bộc lộ bản thân của mình. Nghệ thuật viết truyện của họ cũng không gò bó và đi vào kiểu cách như văn chương truyền thống. Đôi lúc vô tình họ phá vỡ yếu tố nghệ thuật của văn học và biến tác phẩm của mình thành sản phẩm giải trí thuần túy. Nhưng bỏ qua những điều đó, văn học 8X vẫn được đông đảo độc giả Trung Quốc quan tâm và ủng hộ. Chính điều đó góp phần cải thiện giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện của các nhà văn 8X hơn khi họ được sự kích thích sáng tạo.
2.2 Tìm hiểu những đặc điểm chính trong sáng tác của các tác giả8X Trung Quốc 8X Trung Quốc
2.2.1 Cảm hứng chính là tư tưởng “lánh loại” (linglei -另 类), khácngười: người:
2.2.1.1 Tìm hiểu khái niệm mới “Lánh loại” (Linglei -另类):
"Linglei -另类" , có thể nói là một khái niệm mới ở Việt Nam nhưng nó đã sớm gây được sự chú ý đặc biệt. "Linglei" là một trào lưu hay nói cách khác là một quan niệm sống đã xuất hiện và lan rộng một cách đáng kinh ngạc ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Trào lưu này được hình thành từ quan
niệm sống của giới trẻ Trung Quốc và sự thể hiện tư duy đó qua những đặc điểm bề ngoài dễ nhận biết. Một bộ phận lớn giới trẻ Trung Quốc đang cố chứng tỏ mình thật khác người, thật nổi bật, và họ muốn thể hiện bản lĩnh của mình trước xã hội. Tư tưởng ấy trong thế hệ trẻ Trung Quốc manh nha hình thành từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, sang đầu thế kỷ 21 thì trở thành một phong trào lớn và có sức ảnh hưởng trong xã hội. Từ năm 2004, ở Trung Quốc đã dành hẳn một mục trong từ điển về thế hệ này mà gọi họ là: "Thế hệ linglei".
Theo đà phát triển đó, càng ngày cách sống theo kiểu "linglei" này càng trở nên phổ biến ở mọi ngõ ngách không chỉ ở Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến khắp nơi trên khắp thế giới, những nơi có người trẻ Hoa kiều sinh sống, những người hâm mộ và sống theo trào lưu này ở các nước... Năm 2006 được coi là năm bùng nổ của thế hệ này ở Trung Quốc.
"Linglei - 另类" phiên âm Hán Việt là “lánh loại” có nghĩa là khác loài, khác người. Những người trẻ hưởng ứng trào lưu này đều là những người thuộc thế hệ mới sinh (7X-8X-9X) ở Trung Quốc. Đầu tiên khái niệm này xuất hiện với ý nghĩa tiêu cực và được hiểu theo nghĩa ám chỉ sự du côn, lưu manh. Sở dĩ như vậy là vì ban đầu người ta đánh đồng "thế hệ linglei" ở Trung Quốc cũng giống như những người sống theo trào lưu Beatnik hay Hippie ở Mỹ hoặc Shinjinrui ở Nhật trước đây. Đó là những người trẻ coi thường xã hội và phản ứng bằng cách sống lập dị. Điều này xuất phát từ cách biểu hiện thái quá trào lưu sống này trong một bộ phận giới trẻ. Nhưng hiện nay quan niệm này đã thay đổi, xã hội Trung Quốc dần chấp nhận và hiểu khác về khái niệm nhạy cảm này. Theo định nghĩa mới nhất trong từ điển Trung Quốc, khái niệm này đã mất đi ý nghĩa tiêu cực ban đầu và mang ý nghĩa mới để chỉ sự mạnh mẽ, năng động, bản lĩnh của giới trẻ hiện đại ngày nay ở Trung Quốc.
Những người theo trào lưu "linglei" không phải chỉ là những kẻ bỏ học giữa chừng để để thể hiện cá tính nữa. Họ cũng không phải là những lớp người lệ thuộc vào con đường bước chân vào đại học để xây dựng tương lai sự nghiệp, kiếm việc làm ổn định hay lập gia đình như quan niệm truyền thống. Bằng bản lĩnh của lớp trẻ, họ tự mình lập công ty, trở thành người viết sách,
thiết kế thời trang,...và tự do yêu đương không chịu sự ràng buộc nào như những thế hệ trước đó.
Có thể coi tư tưởng này là một sự phản ánh ảnh hưởng của xã hội Trung Quốc đương đại. Một xã hội kết hợp giữa truyền thống và sự hiện đại do chính sách cải cách mở cửa thông thoáng trong thời kỳ mới.
Trào lưu này được biểu hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: âm nhạc linglei, điện ảnh linglei, hội họa linglei, mĩ ấu (meiyou) linglei, ẩm thực linglei, kiến trúc linglei…Nó luôn biến động và xâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống giới trẻ Trung Quốc.
2.2.1.2 Văn học "linglei":
Trào lưu "linglei" vừa là hiện tượng xã hội vừa là hiện tượng văn học đáng chú ý ở Trung Quốc. Nó đặc biệt ảnh hưởng mạnh mẽ trong văn học, đặc biệt là văn chương của thế hệ trẻ Trung Quốc. Cũng giống như sự ảnh hưởng trong các lĩnh vực khác, văn học "linglei" cũng có nhiều sự chuyển biến, rất khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác về văn học "linglei". Văn học "linglei" cũng thể hiện ở tất cả các thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến thơ. Nó đặc biệt ảnh hưởng mạnh mẽ trong tiểu thuyết 8X của Trung Quốc. Có thể kể ra các thể loại tác phẩm mà dòng văn học 8X hiện nay chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của "linglei" như truyện ngắn "linglei", tiểu thuyết tình yêu "linglei", tiểu thuyết võ hiệp "linglei"...
Trào lưu văn học "linglei" được biết đến đầu tiên qua những tác phẩm của nữ tác giả Vệ Tuệ. Một cây bút nữ thế hệ 7X có thể nói là một hiện tượng trên văn đàn văn học Trung Quốc đương đại với ngòi bút khá phóng khoáng trong vấn đề phơi bày cảm xúc và lạc thú nhục dục. Được xem là một trong những người khởi đầu cho trào lưu văn học "linglei" ở Trung Quốc. Tiêu biểu cho sáng tác của Vuệ Tuệ với sự ảnh hưởng rõ nét của tư tưởng này là các tác phẩm Bảo bối Thượng Hải, Điên cuồng như Vuệ Tuệ. Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn trong lời nhận xét về cuốn sách của Vuệ Tuệ xuất bản ở Việt Nam có viết: “... Dù có nhiều trang tả cảnh làm tình, song không thể nói nội dung ở đây mang tính khiêu dâm... điều khiến họ quan tâm là sống theo ý mình... họ không bao giờ rơi vào hưởng lạc thuần túy mà vẫn làm việc như
điên. Tâm trí họ không ngớt bị giày vò bởi những vấn đề mang tính nhân bản”.10
Hưởng ứng trào lưu sáng tác này còn có một loạt các tác giả trẻ hiện nay như: Miên Miên, Cửu Đan, Hồng Ảnh, An Ni Bảo Bối...
Tiếp nối thế hệ đi trước, các nhà văn 8X Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi trào lưu này. Tiêu biểu là sự thể hiện của tư tưởng này trong các tiểu thuyết võ hiệp của Hàn Hàn, Quách Kính Minh,...Nổi trội nhất là Xuân Thụ với tác phẩm Búp bê Bắc Kinh. Một tác phẩm được so sánh với Bảo bối Thượng Hải của Vuệ Tuệ về tính chân thực trong miêu tả cuộc sống của giới trẻ Trung Quốc, một hiện thực xã hội đã có quá nhiều biến đổi so với xã hội Trung Quốc truyền thống .
Có thể dễ dàng nhận thấy trong trào lưu văn học này, đề tài nổi bật trong các tác phẩm của các nhà văn trẻ là cuộc sống hôm nay với những cảm quan và nhận thức có nhiều thay đổi thậm chí là trái ngược so với những thế hệ trước. Giọng văn tự sự gần gũi, chủ yếu mang tính chất hiện thực từ chính đời sống trải nghiệm của bản thân. Mỗi tác phẩm gần như là những tự truyện của chính tác giả. Các nhà văn trẻ này đã nêu lên được tâm trạng bức bối của lớp thanh niên trưởng thành trong thời đại mới nhưng vẫn phải chịu ràng buộc bởi những lề thói của xã hội cũ.
Vì vậy, khi dòng văn học "linglei" ra đời thì lớp thanh niên này nhanh chóng hưởng ứng và cổ xúy. Không dừng lại ở đó, các tác phẩm của trào lưu văn học Linglei còn vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc và gây sốt văn đàn nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở phương Tây. Những tác phẩm này được dịch sang nhiều thứ tiếng và được độc giả Mỹ, Pháp, Ý... đón nhận như một sự giới thiệu về văn hóa mới của Trung Quốc.
Thông qua nhân vật của mình, các tác giả trẻ muốn diễn đạt chính tư tưởng của mình, họ muốn chứng tỏ bản lĩnh, sự mạnh mẽ, năng động của bản thân bằng lối sống khác người, hay đúng hơn là họ chọn lối sống khác so với những lớp người của thế hệ trước đó.
2.2.1.3 Biểu hiện của tư tưởng này trong tác phẩm của các nhà văn 8X: