I. Những biện pháp hạn chế sự xuất hiện rủi ro 1.Tổ chức quy trình cho vay chặt chẽ:
2. Vận dụng phương thức cho vay phù hợp với điều kiện thực tế của khách hàng:
- Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng xem có đúng với mục đích như trong đợp đồng vay vốn không và kiểm tra mức chi tiêu có phù hợp với số tiền đã vay hay không?
- Cập nhật hóa các thông tin về khách hàng cũng như tình hình tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng, vào sổ theo dõi, phân loại khách hàng, theo dõi nợ quá hạn và theo dõi tình hình thực tế có ảnh hưởng đến ngành hàng sản xuất kinh doanh của người vay hay không?
Những yêu cầu trên nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch và khả năng thực hiện trả nợ của khách hàng, phải dự báo những rủi ro có thể phát sinh, phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng nhằm đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.
2. Vận dụng phương thức cho vay phù hợp với điều kiện thực tế củakhách hàng: khách hàng:
- Đối với trường hợp khách hàng vay vốn không thường xuyên hoặc ngân hàng xét thấy cần phải kiểm tra quản lý việc sử dụng vốn chặt chẽ, an toàn thì ngân hàng áp dụng phương thức cho vay từng lần.
- Đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn thường xuyên, kinh doanh ổn định, có phương án sản xuất kinh doanh nhiều đối tượng thì ngân hàng thực hiện cho vay theo hạn mức tín dụng. Tạo điều kiện linh hoạt cho khách hàng vay vốn tiết kiệm được chi phí thời gian, tiền bạc, thuận tiện cho cán bộ tín dụng giám sát tiến độ thực hiện dự án cũng như giám sát kiểm tra sau khi cho vay.