I. Những biện pháp hạn chế sự xuất hiện rủi ro 1.Tổ chức quy trình cho vay chặt chẽ:
d) Xem xét phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch vay vốn, trả nợ của khách hàng:
Để xác định khả năng hoàn trả nợ của người vay thì việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng là yếu tố không thể thiếu để quyết định cho vay. Do đó, cán bộ tín dụng cần phải nhận định những thông tin về năng lực tài chính của khách hàng dựa trên cơ sở mạng lưới cộng tác viên như các cấp Ủy, chính quyền địa phương nơi cư ngụ của khách hàng.
c) Tìm hiểu mục đích vay vốn của khách hàng:
Trong những bước kiểm tra, tìm hiểu về khách hàng thì việc xem xét mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là việc làm mà cán bộ tín dụng cần phải quan tâm. Do trên thực tế, nhiều khách hàng đã không trung thực, cố ý làm trái, lừa dối ngân hàng để vay vốn đã không cung cấp thông tin đúng sự thật cho ngân hàng, lập dự án ảo nhằm những mục đích như:
- Tiêu xài phung phí, không đầu tư đúng mức, phân tán mục tiêu cho sản xuất kinh doanh.
- Mạo hiểm tham gia vào những lĩnh vực lợi nhuận cao, ngành mới nhưng lại thiếu hiểu biết về lĩnh vực này.
- Vay vốn để trả nợ, trả lãi che dấu tình trạng mất khả năng chi trả.
- Vay vốn để kinh doanh những mặt hàng trái pháp luật, pháp luật nghiêm cấm.
- Cho vay lại với lãi suất cao hơn nhằm hưởng mức chênh lệch lãi suất. Chính vì vậy, dù khách hàng có đủ điều kiện để vay vốn, tài sản thế chấp có giá trị cao nhưng mục đích vay vốn của khách hàng không rõ ràng thì ngân hàng không thể giải quyết cho vay.
d) Xem xét phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch vay vốn, trả nợcủa khách hàng: của khách hàng:
Ngân hàng cần yêu cầu người vay vốn giải trình rõ dự định, mục đích cũng như các điều kiện để thực hiện phương án. Từ đó đánh giá phương án sản xuất kinh doanh có khả thi hay không, có phù hợp với thực tế thị trường hay không. Các điều kiện cần thiết thực hiện phương án, các số liệu thu nhập và chi phí, các định mức kinh tế kỹ thuật, tỷ lệ lợi nhuận theo dự đoán có hợp lý không?
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng cần phải xem xét kế hoạch sử dụng tiền vay, nguồn trả nợ cũng như kế hoạch trả nợ có khả thi hay không? Cụ thể phải xác định số chênh lệch giữa nguồn thu và nguồn chi và căn cứ vào số chênh lệch đó để xác định nguồn trả nợ của khách hàng có phù hợp không?