Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Những biện pháp chủ yếu góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười – Tỉnh Đồng Tháp. (Trang 33 - 36)

II. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Tháp Mười Đồng Tháp:

1. Phân tích tình hình nợ quá hạn

1.2. Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân:

Bảng 12: Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 2004 so với 2003 Chênh lệch 2005 so với 2004 Số tiền % Số tiền % Nguyên nhân chủ quan 1.600 1.826 1.932 226 14,13 106 5,81

Sử dụng vốn sai mục đích 1.503 1.736 1.833 233 15,5 97 5,59

Cố ý lừa đảo 97 90 99 -7 -7,22 9 10

Nguyên nhân khách quan 311 359 494 48 15,43 135 3,76

Thiên tai dịch bệnh 97 158 272 61 62,89 114 72,15

Giải thể, ngừng sản xuất 19 0 0 -19 -100 0 0

Kinh doanh thua lỗ 195 201 222 6 3,08 21 10,45

Nguyên nhân khác 42 66 51 24 57,14 -15 -22,73

Tổng cộng 1.953 2.251 2.477 298 15,26 226 10,04

Nguồn: NHNo & PTNT huyện Tháp Mười

* Nguyên nhân chủ quan : chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ chiếm 81%

- Sử dụng vốn sai mục đích: chiếm tỷ lệ cao nhất trong nợ quá hạn theo nguyên nhân chủ quan chiếm khoảng 95%. Năm 2003 nợ quá hạn chiếm 1.503 triệu đồng, năm 2004 là 1.736 triệu đồng tăng 233 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 15,5% so với 2003. Nguyên nhân là do nông dân còn hạn chế ở ý thức sử dụng vốn vay, khi vay chỉ mong vay vốn được nhiều, đến lúc sử dụng vốn lại phân tán không định hướng, lại rất thoải mái trong chi tiêu, từ đó khách hàng sử dụng vốn vay không mang lại lợi ích trực tiếp cho hộ vay. Mặt khác, chủ hộ hay thành viên trong hộ vay vốn có biểu hiện trái pháp luật, tệ nạn xã hội như: bài bạc, rượu chè, ma tuý, … dễ dẫn đến khả năng không chí thú làm ăn nên không tạo thu nhập, do đó nợ quá hạn tăng cao. Đến 2005, nợ quá hạn tăng 97 triệu đồng với tỷ lệ là 5,59% so với 2004, nhưng tốc độ tăng thấp hơn năm 2004 so với 2003 do cán bộ tín dụng tăng cường khâu thẩm định các đối tượng vay, quản lý chặt chẽ các món vay vì thế hạn chế được phần nào nợ quá hạn.

- Tuy nhiên, vẫn có một số khách hàng do ý thức chấp hành pháp luật kém, mặt bằng dân trí thấp, ý thức chấp hành vay trả ngân hàng chưa có, cố tình kỳ kèo không trả nợ. Một số cố tình lừa đảo bằng những thủ đoạn được xác định trước khi quan hệ vay vốn với ngân hàng, ví dụ như: một thửa đất 2 giấy chứng nhận thế chấp vay ở 2 tổ chức tín dụng, sau khi vay vốn tiến hành sang bán, cầm cố tài sản đang còn thế chấp cho ngân hàng…Năm 2003 nợ quá hạn do cố ý lừa đảo là 97 triệu đồng, sang 2004 là 90 triệu đồng giảm 7 triệu đồng và 2005 là 99 triệu đồng tăng 9 triệu đồng.

* Nguyên nhân khách quan: bao gồm thiên tai - dịch bệnh, giải thể -

ngừng sản xuất và kinh doanh thua lỗ. Nó chiếm 15,92% năm 2003 với số tiền là 311 triệu đồng trong tổng nợ quá hạn và con số này gia tăng qua từng năm. Năm 2004 tăng 48 triệu đồng tức là tăng 15,43% so với năm 2003. Đặc biệt năm 2005 tăng 135 triệu đồng tương ứng là 37,6% so với năm 2004, tỷ lệ này tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ tăng của năm trước. Cụ thể do các nguyên nhân sau:

- Thiên tai - dịch bệnh : đây là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Rõ ràng, những hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp rất cực nhọc nhưng chịu quá nhiều rủi ro (thời tiết, môi trường, giá cả đầu vào, đầu ra). Phải khẳng định trên tầm vĩ mô thị trường giá cả nông sản thế giới thường xuyên biến động, sản xuất trong nước đa số là hộ nông dân trình độ

canh tác bảo quản sản phẩm chưa tiên tiến còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ dừng ở mức kìm chế, sự đổi mới và hoàn thiện vẫn trong quá trình thực hiện, do đó lĩnh vực nông nghiệp dễ bị tổn thương và gặp nhiều rủi ro cho người sản xuất kéo theo tình trạng tồn đọng vốn, rủi ro cho ngân hàng là tất yếu.

Mặt khác, do Tháp Mười là vùng đất trũng nên lũ lụt xảy ra hàng năm do đó nhiều hộ thường xuyên bị mất mùa. Tuy nhiên gần đây, Tháp Mười đã kiên cố một số hệ thống đê bao chống lũ nên năm 2003 nợ quá hạn chỉ chiếm 97 triệu đồng. Đến năm 2004 thì tăng 62,89% tương đương số tiền là 61 triệu đồng, đến năm 2005 tăng 114 triệu đồng với tỷ lệ là 72,15%. Nguyên nhân của sự gia tăng đột ngột này là do năm 2004 và 2005 là năm bùng phát dịch cúm gia cầm mạnh mẽ ở khu vực chăn nuôi gia súc gia cầm nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ.

- Giải thể - ngừng sản xuất: chỉ chiếm 1% trong cơ cấu nợ quá hạn, đây là một tỷ lệ rất nhỏ. Nguyên nhân do bước đầu đi vào sản xuất kinh doanh các hộ kinh doanh thường không có trình độ chuyên môn cao, chưa có kiến thức sâu rộng về vấn đề kinh doanh, đồng thời cũng không nắm bắt được tình hình kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đến năm 2004 và năm 2005 thì đạt một bước tiến vượt bậc là không còn hộ vay nào giải thể - ngừng sản xuất, điều đó cũng chứng tỏ sự khởi sắc của nền kinh tế huyện Tháp Mười.

- Kinh doanh thua lỗ: Năm 2003 nợ quá hạn chiếm 195 triệu đồng, đến năm 2004 tăng 6 triệu đồng tương đương 3,08% so với 2003, năm 2005 thì tăng 10,45% tương đương số tiền là 21 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do việc mở rộng sản xuất kinh doanh quá mức dẫn đến tình trạng không quản lý nổi dự án, việc quản lý kiểm soát không chặt chẽ hoặc hộ vay chỉ chú tâm vào sản xuất không nghiên cứu đầu ra sản phẩm làm cho lợi nhuận thấp, chi phí cao, không đủ trả nợ ngân hàng. Mặt khác, do hạn chế kiến thức khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, không nhận rõ những rủi ro thất bại trước mắt, do đó thường xuyên sai lầm trong sản xuất và phát triển sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực không chuyên, không nắm kỹ thuật (chăn nuôi cá sấu, ba ba,…). Vì vậy khi tiến hành sử dụng vốn vay mang lại hiệu quả kém, thua lỗ.

* Nguyên nhân khác: Trong nền kinh tế thị trường các tổ chức tín dụng

vay ở các tổ chức tín dụng luôn dồi dào, việc tìm kiếm đầu ra ngày càng khó khăn hơn. Nên cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng quyết liệt, việc sử dụng lãi suất cho vay chênh lệch nhau cũng được NHTM áp dụng. Có khi vì đeo đuổi theo khách hàng mà cán bộ tín dụng gián đoạn quy trình nghiệp vụ cho vay, hạ thấp các điều kiện cho vay, nâng mức hiệu quả sản xuất kinh doanh khống, xuất hiện tình trạng lạm phát thu nhập, dự án nào cũng có lợi cao, dẫn đến tình trạng khó khăn thua lỗ thật. Bên cạnh còn do nguyên nhân hộ vay thường không quan tâm đến thời hạn vay vốn hoặc do không cẩn thận đánh mất hồ sơ vay vốn, …Tuy nhiên, nợ quá hạn do nguyên nhân này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2003 chỉ chiếm 42 triệu, năm 2004 nợ quá hạn tăng 24 triệu đồng với tỷ lệ là 57,14% so với 2003. Nhưng đến 2005 thì tỷ lệ giảm 22,73% tương đương số tiền là 15 triệu đồng do cán bộ tín dụng tích cực thường xuyên nhắc nhở khi gần đến hạn trả.

Một phần của tài liệu Những biện pháp chủ yếu góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười – Tỉnh Đồng Tháp. (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w