Phân tích nợ quá hạn theo ngành kinh tế:

Một phần của tài liệu Những biện pháp chủ yếu góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười – Tỉnh Đồng Tháp. (Trang 32 - 33)

II. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Tháp Mười Đồng Tháp:

1. Phân tích tình hình nợ quá hạn

1.1. Phân tích nợ quá hạn theo ngành kinh tế:

Bảng 11 : Phân tích nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 2004 so với 2003 Chênh lệch 2005 so với 2004 Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 1.562 1.791 1.981 229 14,66 190 10,61 Nông nghiệp 1.453 1.662 1.827 209 14,38 165 9,93 Thương nghiệp- dịch vụ 109 129 154 20 18,35 25 19,38 2. Trung hạn 332 389 421 57 17,17 32 8,23 Nông nghiệp 199 230 232 31 15,58 2 0,87 Ngành khác 133 159 189 26 19,55 30 18,87 3. Dài hạn 59 71 75 12 20,34 4 5,63 Tổng cộng 1.953 2.251 2.477 298 15,26 226 10,04

Nguồn: NHNo & PTNT huyện Tháp Mười

Qua bảng trên cho thấy rủi ro có thể xảy ra ở bất cứ ngành nào, tỷ trọng cao hay thấp đặc biệt trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ nợ quá hạn rất cao.

- Đối với ngắn hạn: chiếm tỷ lệ nợ quá hạn rất cao, cụ thể năm 2003 chiếm 1.562 triệu đồng, năm 2004 là 1.791 triệu đồng tăng 229 triệu đồng với tốc độ tăng là 14,66% và năm 2005 tốc độ tăng là 10,61% tương đương số tiền là 190 triệu đồng, chủ yếu tập trung vào ngành nông nghiệp. Điều đó cho thấy việc tăng trưởng tín dụng thì tỷ lệ đi đôi với nó là rủi ro tăng theo, nợ quá hạn phát sinh là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, ngân hàng cũng áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro như quan tâm khâu chất lượng là hàng đầu, thẩm định cho vay và giám sát món vay được cán bộ tín dụng triệt để thực hiện.

- Đối với trung – dài hạn: ngành nông nghiệp vẫn có tỷ lệ nợ quá hạn cao. Năm 2003 chiếm 332 triệu đồng với tỷ lệ là 17%, năm 2004 tăng 571 triệu đồng

với tốc độ tăng là 17,17% đến năm 2005 chiếm 421 triệu đồng tăng hơn năm 2004 là 32 triệu đồng với tỷ lệ là 8,23%. Nguyên nhân là do món vay trung hạn thường là nợ quá hạn một kỳ đầu trong các kỳ trả nợ, ngân hàng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn lúc đó cán bộ tín dụng bị động trong công tác thu hồi nợ, từ đó phát sinh việc không nắm bắt được nguồn thu khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng đôi lúc cũng bị động khi nhận giấy báo nợ của ngân hàng. Mặt khác, các đối tượng cho vay trung- dài hạn được mở rộng như: xây nhà, trồng tràm, phục vụ đời sống…nên nợ quá hạn cũng tăng lên thấy rõ do hộ dân chưa nhận thức sâu rộng trong quan hệ vay trả dẫn đến chủ quan trong việc trả nợ định kỳ, cứ lầm tưởng trả vào cuối thời hạn cho vay.

Nhìn chung, ở đây bất kỳ món vay nào khâu thẩm định là rất quan trọng, không những cán bộ tín dụng xem xét phương án sản xuất kinh doanh khả thi hay không mà còn phải đánh giá được tình hình tài chính khách hàng, cuối cùng là tài sản đảm bảo có ổn định, có dễ bị mất giá trị hay dễ dàng phát mãi hay không. Điều này sẽ giúp cho cán bộ tín dụng thu hồi được nợ quá hạn nhanh chóng, kịp thời làm giảm nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Những biện pháp chủ yếu góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười – Tỉnh Đồng Tháp. (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w