II. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Tháp Mười Đồng Tháp:
2. Phân tích rủi ro lãi suất:
Ngoài rủi ro do nợ quá hạn gây ra thì ngân hàng còn chịu rủi ro lãi suất.
Bảng 14: Bảng tổng hợp lãi suất cho vay
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Ngắn hạn (%) 1,05 1,10 1,15
Trung – dài hạn (%) 1,15 1,20 1,25
Nguồn: NHNo & PTNT huyện Tháp Mười
Qua bảng ta thấy lãi suất luôn thay đổi và có xu hướng tăng dần với tỷ lệ tăng đều đặn 0,05%/năm đối với lãi suất cho vay ngắn hạn cũng như trung và dài hạn. Song, lãi suất cho vay ngắn hạn luôn ở mức thấp hơn lãi suất cho vay dài hạn do nó được tính đối với những hộ vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn, thời hạn trả nợ ngắn và phải trả cả gốc và lãi vào 1 kỳ duy nhất. Còn đối với lãi suất cho vay trung - dài hạn thời hạn trả nợ dài, số nợ được trả theo từng kỳ nên hộ vay có thể tận dụng số tiền vay để sản xuất kinh doanh một cách triệt để. Do đó lãi suất trung – dài hạn luôn cao hơn ngắn hạn là 0,1%.
Tình hình lãi suất gia tăng như trên tuy mang lại doanh lợi cao cho ngân hàng nhưng nó cũng sẽ chứa đựng nhiều rủi ro do lãi suất tăng sẽ làm hạn chế nhu cầu vay vốn của nông hộ. Đây cũng là cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh như Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng chính sách đang hoạt động trên địa bàn huyện Tháp Mười tăng doanh số cho vay của mình, nếu họ có mức lãi suất thấp hơn chi nhánh. Do đó, mỗi khi chi nhánh muốn tăng giảm lãi suất luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
CHƯƠNG 3