CHƯƠNG 7. TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Một phần của tài liệu bài tập kinh tế vĩ mô 1 (Trang 62 - 70)

A. một loại tài sản có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch

B. những đồng tiền giấy trong tay người dân

C. các khoản tiền gửi có thể viết séc tại NHTM

D. tất cảcác đáp án trên đều đúng

Câu 2:Chức năng cất trữ giá trị của tiền có thểđược mô tả một cách cụ thể là

A. một thước đo quy ước đểđịnh giá.

B. sựđảm bảo cho sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhu cầu.

C. một phương tiện có thểđược giữ lại và sau đó dùng để mua hàng hóa.

D. một đơn vịtrao đổi có thểđược chấp nhận chung.

Câu 3:Từ“tiền” được các nhà kinh tế sử dụng đểđề cập tới

A. khoản thu nhập được tạo ra từ quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

B. các tài sản được sử dụng rộng rãi trong quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ.

C. giá trị tài sản của một cá nhân.

D. giá trị của các cổ phiếu và trái phiếu.

Câu 4:Khoản mục nào dưới đây thuộc M2, nhưng không thuộc M1?

A. Tiền mặt.

B. Tiền gửi có thể viết séc của khu vực tư nhân tại các ngân hàng thương mại.

C. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân tại các ngân hàng thương mại.

D. Tất cảđáp án trên đều đúng.

Giải thích:

M1 = M0 + Tiền gửi không kỳ hạn, séc M2 = M1 + Tiền gửi có kỳ hạn.

Câu 5: Một người chuyển 300 triệu đồng từ tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn sang tài khoản tiền gửi có thể viết séc, khi đó:

A. M1 và M2 giảm. B. M1 giảm, còn M2 tăng lên.

C. M1 giảm, còn M2 không thay đổi. D. M1 tăng, còn M2 không thay đổi.

M1 = M0 + Tiền gửi không kỳ hạn, séc M2 = M1 + Tiền gửi có kỳ hạn.

Câu 6: Thứ tựnào sau đây cho biết các tài sản được sắp xếp theo tính thanh khoản tăng dần?

A. Tiền mặt, bức tranh nghệ thuật, cổ phiếu.

B. Tiền mặt, cổ phiếu, bức tranh nghệ thuật.

C. Bức tranh nghệ thuật, tiền mặt, cổ phiếu.

D. Bức tranh nghệ thuật, cổ phiếu, tiền mặt.

Giải thích: Tính thanh khoản là khảnăng chuyển đổi tài sản thành tiền với chi phí thấp. Bức tranh nghệ thuật cần thời gian để bán, cố phiếu được mua bán liên tục càng làm tăng độ thanh khoản, tiền mặt là thanh khoản nhất.

Câu 7: Tiền pháp định

A. không có giá trị nội tại.

B. được đảm bảo bằng vàng.

C. có giá trị thực bằng với giá trịtrao đổi.

D. là bất cứ thứ gì có thể thay thế hoàn hảo cho tiền mặt, chẳng hạn như tài khoản séc.

Giải thích: Tiền pháp định như đồng VND của Việt Nam, bản thân không có giá trị nhưng được chấp nhận chung trong thanh toán.

Câu 8: M1

A. nhỏhơn và kém thanh khoản hơn so với M2

B. nhỏhơn nhưng thanh khoản hơn so với M2

C. lớn hơn và kém thanh khoản hơn so với M2

D. lớn hơn nhưng thanh khoản hơn so với M2

Giải thích: M1 gồm tiền mặt và tiền gửi có thể phát séc nên tính thanh khoản cao nhất, nhưng thuộc vào M2.

Câu 9: Thẻ tín dụng

A. là một bộ phận của M1.

B. là phương tiện cất giữ giá trị.

C. là một phương thức để trả chậm các khoản phải trả.

D. là mở rộng quy mô sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

Câu 10:Điều nào dưới đây không phải là chức năng của ngân hàng trung ương?

A. Giữ tiền gửi qua các NHTM.

B. Đóng vai trò là “người cho vay cuối cùng” đối với các NHTM.

C. Hoạt động nhằm kiếm lợi nhuận.

D. Kiểm soát cung tiền.

Giải thích: NHTW thực hiện chức năng quản lý, không phải vì mục tiêu lợi nhuận.

Câu 11: Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam muốn điều chỉnh cung tiền thì họthường

C. thực hiện hoạt động thịtrường mở. D. phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.

Giải thích: Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ hiệu quả nhất để điều tiết cung tiền

(NHTW có thểđiều chỉnh lượng tiền cơ sở bằng cách bơm ra một lượng như ý muốn, nếu

thấy dư giả có thể hút lại, không giống như lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào hành vi của NHTM).

Câu 12: Nếu NHTƯ thực hiện hoạt động thịtrường mở, họ sẽ

A. phát hành tín phiếu NHTƯ. B. mua hoặc bán trái phiếu chính phủ.

C. điều chỉnh lãi suất chiết khấu. D. điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Câu 13: Nếu NHTƯ thực hiện nghiệp vụ mua trên thịtrường mở, họ sẽ

A. bán trái phiếu và làm cung tiền tăng

B. bán trái phiếu và làm cung tiền giảm

C. mua trái phiếu và làm cung tiền tăng

D. bán trái phiếu và làm cung tiền giảm

Giải thích: Mua TP tức bơm tiền ra lưu thông: B tăng là MS tăng.

Câu 14: NHTƯ có thểtăng cung tiền bằng cách thực hiện

A. nghiệp vụ mua trên thịtrường mởvà tăng lãi suất triết khấu.

B. nghiệp vụ mua trên thịtrường mở và giảm lãi suất triết khấu.

C. nghiệp vụ bán trên thịtrường mởvà tăng lãi suất triết khấu.

D. nghiệp vụ bán trên thịtrường mở và giảm lãi suất triết khấu.

Giải thích: Thực hiện nghiệp vụ mua trên thịtrường mở thì NHTW sẽ bơm tiền vào nền kinh tế, làm tăng cơ sở tiền và tăng cung tiền.Giảm lãi suất chiết khấu sẽ làm tỷ lệ dự trữ giảm xuống, làm tăng số nhân tiền và tăng cung tiền.

Câu 15: Trong hệ thống ngân hàng dự trữ 100%,

A. các ngân hàng thương mại có thể tạo ra tiền bằng cách phát hành thêm tiền mới.

B. các ngân hàng thương mại có thể tạo ra tiền bằng cách cho vay lượng tiền dự trữ.

C. NHTƯ có thể làm cung tiền tăng thông qua nghiệp vụ bán trên thịtrường mở.

D. các ngân hàng thương mại nắm giữlượng tiền dự trữđúng bằng lượng tiền huy động.

Giải thích: Dự trữ 100% tức dự trữ tất cảlượng tiền huy động được.

Câu 16: Nếu một ngân hàng thương mại nhận được lượng tiền gửi là 100 tỷđồng, với tỷ lệ dự

trữ là 5% thì số tiền dự trữ của ngân hàng này sẽ là

A. 5 tỷđồng. B. 50 tỷđồng. C. 95 tr đồng. D. 100 tỷđồng.

Giải thích: R = D x rr = 100 x 5% = 5

Câu 17: Nếu một ngân hàng thương mại nhận được lượng tiền gửi là 5000 tỷđồng, với tỷ lệ dự

trữ bắt buộc là 10% và ngân hàng cho vay hết số tiền họ có thểcho vay, thì lượng tiền dự trữ và cho vay của ngân hàng này lần lượt sẽ là

A. 50 tỷđồng; 4950 tỷđồng. B. 500 tỷđồng; 4500 tỷđồng.

Giải thích: Cho vay hết số tiền NH có thể cho vay tức là dự trữ đúng bằng dự trữ bắt buộc là 10% -> dự trữ = 10% * 5000 = 500 tỷ, cho vay 5000 – 500 = 4500 tỷ.

Câu 18: Nếu bạn gửi 100 triệu đồng vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, hành động này của bạn sẽ

A. không làm thay đổi cung tiền. B. làm cung tiền tăng.

C. làm cung tiền giảm. D. Không phải các đáp án trên.

Giải thích:

MS = Cu + D. Cu giảm 100 triệu và D tăng 100 triệu nên MS không đổi

Câu 19: Khi ngân hàng thương mại cho một khách vay 500 triệu đồng, cung tiền sẽ

A. không thay đổi. B. giảm.

C. tăng. D. có thểtăng, giảm hoặc không thay đổi.

Giải thích: Vai trò của NHTM là tạo tiền (khi cho vay, người đi vay dùng tiền kinh doanh -> nhận được số tiền lớn hơn -> tiếp tục gửi NH -> NH lại cho vay -> …)

Câu 20: Nếu tất cả ngân hàng thương mại đều không cho vay số tiền huy động được, thì số

nhân tiền sẽ là

A. 0 B. 1 C. 10 D. VC

Giải thích: MS = Cu + D, MB = Cu + R, rr = R/D = 1 nên R = D. Do đó, MS = MB dẫn đến m bằng 1.

Câu 21: Số nhân tiền sẽtăng nếu tỷ lệ tiền mặt mà HGĐ và các DN muốn giữ

A. tăng hoặc tỷ lệ dự trữ thực tếtăng. B. giảm hoặc tỷ lệ dự trữ thực tế giảm.

C. giảm hoặc tỷ lệ dự trữ thực tếtăng. D. tăng hoặc tỷ lệ dự trữ thực tế giảm.

Giải thích: 𝒎 =𝒄𝒓+𝒓𝒓𝒄𝒓+𝟏 -> cr hoặc rr giảm thì m tăng.

Câu 22: Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và NHTW mua trái phiếu trị giá 100 tỷđồng, thì cung tiền:

A. không thay đổi.

B. tăng 100 tỷđồng.

C. tăng 1000 tỷđồng.

D. tăng lên bằng tích của 1000 tỷđồng với số nhân tiền.

Giải thích: MS = m x B = 1/10% x 100 = 1000

Câu 23: Giả sửkhông có “rò rỉ tiền mặt” và các NHTM không có dự trữ dôi ra, trong khi tỷ lệ

dự trữ bắt buộc là 10%. Nếu một ngân hàng nhận được một khoản tiền gửi mới là 10 tỷ đồng, thì chúng ta có thể kết luận rằng A. dự trữ của hệ thống NHTM sẽtăng 10 tỉđồng. B. hệ thống NHTM sẽ tạo thêm những khoản tiền gửi mới là 90 tỉđồng. C. hệ thống NHTM sẽ tạo thêm những khoản tiền gửi mới là 100 tỉđồng. D. câu a và b đúng. Giải thích: Không có rò rỉ tiền mặt -> cr = 0.

NHTM ko có dự trữ dôi ra -> rr = rrr (tỷ lệ dự trữ bắt buộc) = 10%. NHTM nhận tiền gửi 10 tỷ -> dự trữ = 10% x 10= 1 tỷ, cho vay 90 tỷ.

Hãy sử dụng thông tin trong bảng sau đây để trả lời câu hỏi 24, 25.

Tỷ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng 28% Tỷ lệ dự trữ thực tế 12% Cơ sở tiền tệ (MB) 125 tỷđồng Câu 24: Số nhân tiền là A. 2,8 B. 3,2 C. 3,6 D. 8,3 Giải thích: m = (1 + cr)/(cr + rr) = (1 + 0,28)/(0,28 + 0,12) = 3,2 Câu 25: Cung tiền là A. 400 tỉđồng B. 350 tỉđồng C. 450 tỉđồng D. 125 tỉđồng Giải thích: MS = m x B = 3,2 x 125 = 400 Câu 26: Giả sử tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 20% và tỷ lệ dự trữ so với tiền gửi là 10%. Nếu

muốn tăng cung tiền thêm 1000 tỷđồng thông qua hoạt động thịtrường mở, NHTW cần phải

A. mua 250 tỉđồng TPCP. B. bán 250 tỉđồng TPCP.

C. bán 100 tỉđồng TPCP. D. mua 100 tỉđồng TPCP.

Giải thích: m = 4; +1000 = 4 x MB nên MB = +250 tỉđồng TPCP.

Câu 27: Nếu các NHTM muốn giữ 3% tiền gửi dưới dạng dự trữvà dân cư muốn giữ tiền mặt bằng 10% so với tiền gửi, thì số nhân tiền sẽ là:

A. 8,46 B. 10 C. 7,69 D. 33,3

Giải thích: Các NHTM muốn giữ 3% tiền gửi dưới dạng dự trữ -> rr= R/D = 3% Dân cư muốn giữ tiền mặt bằng 10% so với tiền gửi -> cr = Cu/D = 10%

m = (cr+1)/(cr+rr) = 8,46.

Câu 28: Lý thuyết ưa thích thanh khoản của Keynes cho rằng lãi suất được quyết định bởi

A. cung và cầu vốn B. cung và cầu tiền

C. cung và cầu lao động D. tổng cung và tổng cầu

Câu 29: Trong điều kiện các yếu tốkhác không đổi, cầu tiền lớn hơn khi

A. chi phí cơ hội của việc giữ tiền thấp hơn. B. lãi suất thấp hơn.

C. mức giá cao hơn. D. tất cảcác đáp án trên đều đúng.

Giải thích:

Câu A: Chi phí cơ hội của việc giữ tiền là những gì phải bỏ qua/ ko nhận được nếu giữ tiền như lãi gửi NH,… Chi phí cơ hội của việc giữ tiền thấp giả sửnhư lãi gửi NH thấp -> muốn giữ tiền hơn.

Câu B: Lãi suất cao kích thích tiết kiệm và ngược lại (LS thấp thì lãi gửi NH, lãi trái phiếu,… ko xứng đáng, thậm chí ko đủ bù lạm phát nên người ta muốn giữ tiền hơn). Câu C: Mức giá cao thì phải giữ nhiều tiền để mua hàng hóa.

Câu 30: Nếu GDP thực tăng, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang

A. trái và lãi suất sẽtăng B. trái và lãi suất sẽ giảm

C. phải là lãi suất sẽtăng D. phải và lãi suất sẽ giảm

Giải thích: Khi GDP thực tăng, nó biểu thị một nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, người dân sẽ mạnh tay chi tiêu hoặc đầu tư nhiều hơn, nên đường cầu tiền dịch phải, làm tăng lãi suất

Câu 31: Giả sử khi không có hệ thống ngân hàng, cung tiền của một nền kinh tế là 18 tỉđồng.

Sau đó, một hệ thống ngân hàng được thiết lập với tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%. Người dân

nước này giữ một nửa dưới dạng tiền mặt và một nửa dưới dạng tiền gửi tại hệ thống ngân hàng. Nếu các NHTM không có dự trữdư thừa, thì cung tiền của nền kinh tế này sẽ là

A. 18 tỷđồng B. 90 tỷđồng C. 24,54 tỉđồng D. 30 tỉđồng

Giải thích:

+ Không có hệ thống NH: MS = B = 18

+ Có NH: rrr = 20%, NHTM không có dự trữ thừa -> rr = 20%.

Người dân nước này giữ một nửa dưới dạng tiền mặt và một nửa dưới dạng tiền gửi tại hệ thống ngân hàng -> cr = Cu/D = 1.

MS = B x m = B x 𝟏+𝒄𝒓

𝒄𝒓+𝒓𝒓= 𝟑𝟎

Câu 32: Giả sử khi không có hệ thống ngân hàng, cung tiền của một nền kinh tế là 40 tỉđồng.

Sau đó, một hệ thống ngân hàng được thiết lập với tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 1/3. Người dân nước này giữ một nửa dưới dạng tiền mặt và một nửa dưới dạng tiền gửi ngân hàng. Nếu các NHTM không có dự trữdư thừa, thì lượng tiền mặt mà người dân nước này nắm giữ là

A. 13,33tỷđồng B. 20 tỷđồng C. 30 tỉđồng D. 36,36 tỉđồng

Giải thích:

m = (1 + 1)/(1 + 1/3) = 1,5

Ban đầu khi không có HTNH thì MS =MB = 40

Khi có HTNH thì MS’ = m x MB = 1,5 x 40 = 60 = Cu + D = 2Cu nên Cu = 30

Câu 33: Giả sử khi không có hệ thống ngân hàng, cung tiền của một nền kinh tế là 10 tỉđồng.

Sau đó, một hệ thống ngân hàng được thiết lập với tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%. Người dân

nước này giữ khối lượng tiền mặt đúng bằng khối lượng tiền gửi ngân hàng. Nếu các NHTM không có dự trữdư thừa, thì lượng tiền mặt mà người dân nước này nắm giữ sẽ là:

A. 2 tỷđồng B. 5 tỷđồng C. 8,33 tỷđồng D. 9,09 tỷđồng

Giải thích:

m = (1 + 1)/(1 + 0,2) = 5/3

Ban đầu khi không có HTNH thì MS = MB = 10

Khi có HTNH thì MS’ = m x MB = 5/3 x 10 = 16,66 = Cu + D = 2Cu nên Cu = 8,33

Câu 34: Một hệ thống ngân hàng ban đầu có tổng dự trữ là 10 tỷđô-la với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20% và không có dự trữ dư thừa. Công chúng nắm giữ 10 tỷ đô-la tiền mặt. Giả sử sau đó

nền kinh tế gặp bất ổn, các NHTM điều chỉnh tỷ lệ dự trữ lên 25%. Sựthay đổi này làm cho cung tiền

A. không thay đổi B. giảm 10 tỷđô-la C. giảm 25 tỷđô-la D. giảm 5 tỷđô-la

Giải thích:

Ban đầu:

R = 10, Cu = 10, rr = 20% = R/D

 D = 50, B = Cu + R = 20, MS = Cu+ D = 60.

Sau khi tăng tỷ lệ dự trữ:

B và Cu không đổi  R không đổi = 10. rr' = 25% = R/D'  D' = 40  MS' = Cu + D' = 50. Vậy MS giảm 10 tỷ.

Câu 35: Một hệ thống ngân hàng ban đầu có tổng dự trữ là 20 tỷđô-la, tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%. Công chúng không nắm giữ tiền mặt và các NHTM không có dự trữdư thừa. giả sử sau

đó nền kinh tế nước này gặp bất ổn, các NHTM quyết định tăng dự trữ lên 25%. Trong điều

kiện các yếu tố khác không đổi, NHTW cần điều chỉnh lượng tiền cơ sở như thế nào để giữ

cung tiền không thay đổi so với trước

A. tăng 4 tỷđồng B. tăng 5 tỷđồng C. tăng 20 tỷđồng D. NHTW không cần

Một phần của tài liệu bài tập kinh tế vĩ mô 1 (Trang 62 - 70)