CHƯƠNG 11. SỰ ĐÁNH ĐỔI TRONG NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

Một phần của tài liệu bài tập kinh tế vĩ mô 1 (Trang 103 - 110)

Câu 1: Phillips chỉ ra mối quan hệngược chiều giữa

a. Sản lượng và thất nghiệp

b. Sản lượng và việc làm

c. Lạm phát tiền lương và sản lượng d. Lạm phát tiền lương và thất nghiệp

Câu 2: Giả sửngân hàng trung ương tăng dần cung tiền. Theo đường Phillips, điều này sẽ

làm

a. Giá cả, sản lượng và việc làm tăng

b. Giá cả và sản lượng tăng, việc làm giảm c. Giá cảtăng, sản lượng và việc làm giảm d. Giá cả giảm, sản lượng và việc làm tăng

Giải thích: Khi NHTW tăng cung tiền sẽ làm lãi suất giảm, tăng đầu tư, tăng tổng cầu, AD dịch phải làm giá tăng và sản lượng tăng, kéo theo việc làm tăng.

Câu 3: Nếu lạm phát kỳ vọng tăng lên, đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang

a. Phải, do đó tỷ lệ thất nghiệp sẽcao hơn với mọi tỷ lệ lạm phát b. Trái, do đó tỷ lệ thất nghiệp sẽcao hơn với mọi tỷ lệ lạm phát c. Phải, do đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp hơn với mọi tỷ lệ lạm phát d. Trái, do đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp hơn với mọi tỷ lệ lạm phát

Giải thích: Kỳ vọng về lạm phát tăng lên thể hiện mọi người bi quan vào lạm phát, không tin

tưởng các chính sách của Chính phủ -> thất nghiệp và lạm phát càng tằng.

Câu 4: Nếu chính sách của chính phủ di chuyển nền kinh tế lên phía trên dọc theo đường Phillips ngắn hạn, thì chúng ta không kỳ vọng điều nào sau đây xảy ra?

a. Hải đọc bảo thấy nói rằng ngân hàng trung ương tăng cung tiền

b. Bình nhận được nhiều lời mời làm việc hơn

c. Thắng tăng chậm lại giá các mặt hàng ở cửa hàng của anh ta

d. Tiền lương danh nghĩa của Thanh tăng nhanh hơn

Giải thích: Dọc theo đường Phillips ngắn hạn lên phía trên nghĩa là lạm phát tăng, giá cảtăng,

nếu Thắng tăng chậm lại giá hàng hóa anh ta bán, sẽkhông đủ bù sựtăng giá của các mặt hàng

khác anh ta cần mua.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến cú sốc cung bất lợi?

a. Đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang trái b. Tỷ lệ thất nghiệp tăng

c. Mức giá chung tăng

d. Sản lượng giảm

Giải thích: Cú sốc cung bất lợi là việc AS dịch chuyển sang trái, làm tăng lạm phát và thất

nghiệp (mức giá tăng và sản lượng giảm).

Câu 6: Một cú sốc cung có lợi có thể khiến cho đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang

a. Phải và tỷ lệ thất nghiệp tăng

b. Phải và tỷ lệ thất nghiệp giảm c. Trái và tỷ lệ thất nghiệp tăng

Giải thích: Sốc cung có lợi là tăng tổng cung, AS dịch phải, làm giảm giá và tăng sản lượng (lạm phát và thất nghiệp giảm).

Câu 7: Một cú sốc cung bất lợi có thể khiến cho đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang a. Phải và tỷ lệ lạm phát tăng b. Phải và tỷ lệ lạm phát giảm c. Trái và tỷ lệ lạm phát tăng d. Trái và tỷ lệ lạm phát giảm Giải thích:Tương tự câu 6.

Câu 8: Nếu đường Phillips ngắn hạn đang ổn định, điều nào sau đây là bất thường?

a. Sựtăng lên của cả tỷ lệ lạm phát và sản lượng

b. Sự giảm xuống của tỷ lạm phát và tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp c. Sựtăng lên của cả tỷ lệ thất ngiệp và lạm phát

d. Sựtăng lên của sản lượng và giảm xuống của tỷ lệ thất nghiệp

Giải thích: Sựtăng lên của cả tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tức đường Phillips dịch phải, mà giả thiết cho đường Phillips ổn định.

Câu 9: Giả sử cung tiền tăng. Trong ngắn hạn điều này làm tăng tỷ lệ có việc làm dựa theo

a. Cảđường Phillips ngắn hạn và mô hình tổng cầu-tổng cung

b. Không dựa theo đường Phillips ngắn hạn hay mô hình tổng cầu-tổng cung

c. Chỉtheo đường Phillips ngắn hạn

d. Chỉ theo mô hình tổng cầu-tổng cung

Giải thích: Khi cung tiền tăng lên sẽlàm tăng tỷ lệ lạm phát.

Theo mô hình đường Phillips trong ngắn hạn, lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm.

Theo mô hình tổng cung – tổng cầu, cung tiền tăng sẽ làm tăng đầu tư, dịch chuyển AD sang phải, sản lượng tăng nghĩa là thất nghiệp giảm.

Câu 10: Nền kinh tế sẽ di chuyển dọc theo đường Phillips đến điểm có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nếu

a. Tỷ lệ lạm phát tăng

b. Chính phủtăng chi tiêu

c. Ngân hàng trung ương giảm cung tiền

d. Không phải các đáp án trên

Giải thích: NHTW giảm cung tiền -> MS dịch trái -> lãi suất tăng -> đầu tư giảm -> AD dịch trái -> P giảm, Y giảm -> Lạm phát giảm, thất nghiệp tăng -> di chuyển dọc xuống phía dưới

đường Phillips.

Câu 11: Để di chuyển dọc theo đường phillips đến điểm mà tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn thì

a. Tỷ lệ lạm phát phải giảm b. Chính phủ cắt giảm chi tiêu

c. Ngân hàng trung ương giảm cung tiền

d. Không phải các đáp án trên

Giải thích: Đường Phillips dốc xuống thể hiện mối quan hệngược chiều giữa lạm ohast và thất nghiệp.

Chính phủ cắt giảm chi tiêu hay NHTW giảm cung tiền đều làm giảm tổng cầu, AD dịch trái làm giảm sản lượng, nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

Câu 12: Giả sử một cú sốc cung bất lợi xảy ra. Đường nào dưới đây sẽ dịch chuyển sang trái?

a. Cảđường tổng cung và đường Phillips

b. Chỉcó đường tổng cung

c. Chỉcó đường Phillips

d. Không phải đường Phillips hay đường tổng cung

Giải thích:Tương tự câu 6

Câu 13: Điều nào dưới đây sẽ xảy ra sau một cú sốc cung bất lợi?

a. Đường tổng cung và đường Phillips đều dịch chuyển sang phải

b. Đường tổng cung và đường Phillips đều dịch chuyển sang trái

c. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải và đường Phillips đều dịch chuyển sang trái d. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái và đường Phillips đều dịch chuyển sang phải

Giải thích:Tương tự câu 6

Câu 14: Giả sử một nền kinh tế có lạm phát cao quyết định cắt giảm tốc độ tăng cung tiền. Ảnh hưởng của hành động này là

a. Ban đầu thất nghiệp tăng, cuối cùng lạm phát kỳ vọng tăng và đường Phillips ngắn hạn

dịch chuyển sang phải

b. Ban đầu thất nghiệp tăng, cuối cùng lạm phát kỳ vọng giảm và đường Phillips ngắn hạn

dịch chuyển sang trái

c. Ban đầu thất nghiệp giảm, cuối cùng lạm phát kỳ vọng tăng và đường Phillips ngắn hạn

dịch chuyển sang phải

d. Ban đầu thất nghiệp giảm, cuối cùng lạm phát kỳ vọng giảm và đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang trái

Giải thích: Tương tự câu 10: giảm tốc độ tăng cung tiền làm lạm phát giảm, thất nghiệp tăng. Khi đó, người dân tăng sự tin tưởng vào chính sách của Chính phủ -> kỳ vọng về lạm phát giảm -> đường Phillips ngắn hạn dịch trái.

Câu 15: Giả sửngân hàng trung ương giảm tốc độtăng cung tiền. Điều gì say đây sẽ giảm

trong dài hạn?

a. Cả tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát

b. Tỷ lệ thất nghiệp tựnhiên, nhưng tỷ lệ lạm phát thì không c. Tỷ lệ lạm phát, nhưng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì không d. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên hay tỷ lệ lạm phát đều giảm

Giải thích: Do đường tổng cung trong dài hạn thẳng đứng, nên đường Phillips trong dài hạn

cũng thẳng đứng. Khi đó, NHTW giảm tốc độtăng cung tiền chỉ làm giảm lạm phát chứ không

làm thay đổi thất nghiệp.

Câu 16: Trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát kỳ vọng giảm. Điều này làm đường

Phillips dịch chuyển

a. Sang trái, nghĩa là ứng với mỗi mức lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn thấp hơn

b. Sang phải, nghĩa là ứng với mỗi mức lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn thấp

hơn

c. Sang phải, nghĩa là ứng với mỗi mức lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn cao hơn

Giải thích: Lạm phát kỳ vọng giảm tức người dân tin tưởng vào một mức lạm phát thấp trong

tương lai do chính sách của Chính phủ là hợp lý -> đường Phillips dịch trái, cả lạm phát và thất nghiệp đều giảm.

Câu 17: Hầu hết các nhà kinh tế học tin rằng sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp tồn tại

a. Chỉ trong ngắn hạn b. Chỉ trong dài hạn

c. Trong cả ngắn hạn và dài hạn d. Không trong ngắn hạn hay dài hạn

Giải thích: Trong dài hạn, mọi người có thể dự kiến được bất kỳ mức lạm phát nào và tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức tự nhiên -> đường Phillips dài hạn thẳng đứng, ko có sựđánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp (lạm phát tăng nhưng thất nghiệp không đổi).

Câu 18: Phát biểu nào sau đây vềđường Phillips dài hạn là đúng?

a. Vị trí của đường Phillips dài hạn được xác định chủ yếu bởi các yếu tố tiền tệ

b. Nếu đường Phillips dài hạn dịch phải, đường tổn cung dài hạn cũng dịch phải

c. Đường Phillips dài hạn không thểthay đổi bất kỳ chính sách nào của chính phủ

d. Vị trí của đường Phillips dài hạn phụ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Câu 19: Đường nào dưới đây có độ dốc âm?

a. Cảđường Phillips ngắn hạn và dài hạn

b. Không phải đường Phillips ngắn hạn hay dài hạn

c. Chỉcó đường Phillips dài hạn

d. Chỉcó đường Phillips ngắn hạn

Giải thích:Đường Phillips ngắn hạn là đường dốc xuống, nên có độ dốc âm.

Câu 20: Trong dài hạn, điều nào dưới đây làm dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang

phải?

a. Tăng tiền lương tối thiểu

b. Tăng cung tiền

c. Giảm cung tiền d. Giảm thuế

Giải thích: Tiền lương tối thiểu tăng -> chi phí của doanh nghiệp tăng -> AS dịch trái -> lạm

phát tăng, sản lượng giảm (thất nghiệp tăng).

Câu 21: Trong dài hạn, việc cắt giảm tốc độtăng cung tiền sẽ làm

a. Dịch chuyển cảđường Phillips ngắn hạn và dài hạn sang phải

b. Dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang trái và đường Phillips ngắn hạn sang phải c. Dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang phải và đường Phillips ngắn hạn sang trái d. Không phải các đáp án trên

Giải thích: Cắt giảm tốc độ tăng cung tiền sẽ làm giảm lạm phát, gây ra sự vận động dọc trên

đường Phillips, không phải dịch chuyển.

Câu 22: Sựtăng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng sẽ làm dịch chuyển

a. Chỉđường Phillips ngắn hạn sang phải b. Chỉđường Phillips ngắn hạn sang trái

c. Cảđường Phillips ngắn hạn và đường Phillips dài hạn sang phải d. Cảđường Phillips ngắn hạn và đường Phillips dài hạn sang trái

Giải thích: Trong dài hạn, người ta cho rằng mọi mức lạm phát đều có thể dự kiến được và tỷ

lệ thất nghiệp luôn ở mức tự nhiên.

Câu 23: Nếu nền kinh tếởgiao điểm giữa đường Phillips ngắn hạn và đường Phillips dài hạn, thì

a. Thất nghiệp bằng thất nghiệp tự nhiên, và lạm phát thực tế bằng lạm phát kỳ vọng b. Thất nghiệp cao hơn thất nghiệp tự nhiên, và lạm phát thực tế bằng lạm phát kỳ vọng c. Thất nghiệp bằng thất nghiệp tự nhiên, và lạm phát thực tế nhỏhơn lạm phát kỳ vọng d. Không phải các đáp án trên

Giải thích: Ta có phương trình dưới đây của Friedman và Phelps: U = U* - 𝛼(𝜋–𝜋𝑒).

Đường Phillips ngắn hạn và dài hạn giao nhau thì U = U*, do đó 𝜋 = 𝜋𝑒.

Câu 24: Theo Friedman và Phelps, bất kểngân hàng trung ương thay đổi cung tiền chiều

hướng nào, thì trong dài hạn

a. Nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát bằng 0

b. Tỷ lệ thất ngiệp có xu hướng tiến đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên c. Tỷ lệ lạm phát có xu hướng tiến đến tỷ lệ lạm phát tự nhiên d. Nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp bằng 0

Câu 25: Theo Friedman và Phelps, thất nghiệp thấp hơn so với thất nghiệp tự nhiên khi lạm phát thực tế

a. Lớn hơn so với lạm phát kỳ vọng

b. Nhỏ hon so với lạm phát kỳ vọng c. Bằng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng

d. Đang ở mức thấp

Giải thích: Ta có phương trình dưới đây của Friedman và Phelps:

U = U* - 𝛼(𝜋–𝜋𝑒). Trong đó { 𝑈: 𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑡ℎấ𝑡𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝𝑡ℎự𝑐𝑡ế 𝑈 ∗: 𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑡ℎấ𝑡𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝𝑡ự 𝑛ℎ𝑖ê𝑛 𝜋: 𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑙ạ𝑚𝑝ℎá𝑡𝑡ℎự𝑐𝑡ế 𝜋𝑒: tỷ lệ lạm phát kỳ vọng Có U < U* nên U* - U > 0 hay 𝜋–𝜋𝑒> 0

Câu 26: Friedman và Phelps cho rằng

a. Khi kỳ vọng về lạm phát của mọi người là ổn định, việc tăng cung tiền có thể không

làm thay đổi sản lượng của nền kinh tế trong ngắn hạn hay dài hạn

b. Khi kỳ vọng về lạm phát của mọi người là ổn định, việc giảm cung tiền có thể làm thay

đổi sản lượng của nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn

c. Khi cung tiền thay đổi, mọi người cuối cùng sẽđiều chỉnh kỳ vọng lạm phát của họ, do

đó bất kỳ sựthay đổi nào của thất nghiệp gây ra bởi sựthay đổi của cung tiền chỉ mang tính tạm thời

d. Không phải các đáp án trên

Câu 27: Nếu công nghệ thay đổi làm đường tổng cung dài hạn dich chuyển sang phải, điều này sẽ làm dịch chuyển

a. Đường Philliips ngắn hạn và dài hạn sang phải b. Đường Philliips ngắn hạn và dài hạn sang trái

c. Đường tổng cung ngắn hạn sang phải và đường Philliips dài hạn sang trái

Giải thích: Công nghệ là biến ngoại sinh, công nghệ tăng làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn sang phải. Còn đường Phillips dài hạn không bịảnh hưởng bởi điều này.

Câu 28: Giả sử chính phủđược quyền điều hành chính sách tiền tệ. Chính phủ quyết định tăng mạnh chi tiêu của mình và tài trợ cho khoản chi này bằng cách in tiền. Nếu kỳ vọng thuần túy là duy lý, một người có thể kỳ vọng sựthay đổi của lạm phát sẽ

a. Giảm tỷ lệ thất nghiệp đáng kẻ trong ngắn hạn nhưng không ảnh hưởng trong dài hạn b. Có thểkhông tác động nhiều đến tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn hay dài hạn

c. Giảm tỷ lệ thất nghiệp đáng kể trong ngắn hạn và dài hạn

d. Chỉ giảm tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn vì nó có thểđược dự báo

Câu 29: Vào nửa cuối những năm 1990 và đầu 2000, Canada và các nước Châu Âu có tỷ

lệ thất nghiệp bình quân cao hơn so với Mỹ. Điều này hàm ý các nước này

a. Có tỷ lệ lạm phát trung bình cao hơn so với Mỹ

b. Có đường Phillips dài hạn nằm bên phải so với đường Phillips của Mỹ

c. Có thể có mức lương tối thiểu thấp hơn so với Mỹ

d. Tất cảcác đáp án trên đều đúng

Giải thích: Đường Phillips dài hạn nằm bên phải tức tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.

Câu 30: Nền kinh tếđang ở trạng thái cân bằng dài hạn. Một nhà kinh tế cho rằng ngân hàng trung ương nên điều hành chính sách theo hướng giảm thất nghiệp. Ông ta lập luận rằng nếu ngân hàng trung ương tăng cung tiền, nhiều công nhân sẽ tìm được việc làm. Lập luận này

a. Hoàn toàn đúng

b. Hoàn toàn sai

c. Đúng trong ngắn hạn nhưng không đúng trong dài hạn

d. Đúng trong dài hạn nhưng không đúng trong ngắn hạn

Giải thích: Các chính sách chỉ có tác dụng trong ngắn hạn. Trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức tự nhiên.

Câu 31: Giả sử cung tiền tăng. Trong dài hạn, điều này sẽlàm tăng tỷ lệ việc làm

a. Theo cảđường Phillips dài hạn và mô hình tổng cầu-tổng cung

b. Không theo đường Phillips dài hạn hay mô hình tổng cầu-tổng cung

c. Chỉtheo đường Phillips dài hạn

d. Chỉ theo mô hình tổng cầu-tổng cung

Giải thích: Trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp tựđiều chỉnh ở mức tự nhiên không phụ thuộc vào chính sách tiền tệ.

Câu 32: Một chính sách làm thay đổi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ

a. Làm thay đổi cảđường Phillips dài hạn và đường tổng cung dài hạn

Một phần của tài liệu bài tập kinh tế vĩ mô 1 (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)