CHƯƠNG 10. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU

Một phần của tài liệu bài tập kinh tế vĩ mô 1 (Trang 90 - 103)

a. Tăng trưởng nóng

b. Suy thoái c. Mở rộng d. Chu kỳ kinh tế

Câu 2: Chu kỳ kinh tế

b. Không phải là vấn đề quan trọng bởi đã có các chính sách của chính phủ

c. Là những biến động của GDP thực và các biến liên quan khác theo thời gian d. Có thể dễdàng được các nhà kinh tế giỏi dựđoán trước

Câu 3: Phần lớn các nhà kinh tếban đầu sử dụng mô hình tổng cầu và tổng cung để phân tích

a. Biến động ngắn hạn của nền kinh tế

b. Hiệu ứng của các chính sách vĩ mô đối với giá cả của các hàng hóa riêng biệt

c. Hiệu ứng dài hạn của chính sách thương mại quốc tế

d. Năng suất và tăng trưởng kinh tế

Câu 4: Thành phần nào trong GDP thực biến động mạnh nhất trong chu kỳ kinh tế?

a. Tiêu dùng

b. Chi tiêu chính phủ

c. Đầu tư

d. Xuất khẩu ròng

Câu 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung giải thích mối quan hệ giữa

a. Mức giá chung và giá của một hàng hóa cụ thể

b. Thất nghiệp và sản lượng

c. Tiền lương và việc làm

d. GDP thực tế và mức giá chung

Giải thích: Tổng cung tổng cầu nghiên cứu mỗi quan hệ giữa mức giá chung và sản lượng. Và GDP thực cốđịnh giá, thay đổi sản lượng.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về mô hình tổng cầu và tổng cung là đúng?

a. Mô hình tổng cầu và tổng cung chỉ là mô hình lớn của mô hình cung cầu thịtrường

b. Mức giá chung điều chỉnh đểđưa tổng cầu và tổng cung về trạng thái cân bằng

c. Đường tổng cung cho biết lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và doanh

nghiệp và chính phủ muốn mua tại mỗi mức giá

d. Tất cảcác đáp án trên đều đúng

Giải thích: Khi mức giá chung thay đổi, tổng cung và tổng cầu sẽ được điều chỉnh để trở lại trạng thái cân bằng.

Câu 7: Đường tổng cầu

a. Dốc xuống bởi cùng lý do với việc đường cầu thịtrường thông thường dốc xuống

b. Thẳng đứng trong dài hạn

c. Cho biết mối quan hệngược chiều giữa mức giá chung và lượng cầu hàng hóa dịch vụ

d. Tất cảcác dáp án trên đều đúng

Giải thích: Đường tổng cầu dốc xuống thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa giá và sản

lượng.

Câu 8: Sựtăng lên của mức giá chung sẽ dẫn đến

a. Sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu b. Sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cầu c. Sự di chuyển sang trái dọc theo đường tổng cầu d. Sự di chuyển sang phải dọc theo đường tổng cầu

Giải thích: Mức giá chung là biến nội sinh, do đó gây ra sự di chuyển (vận động dọc) trên

đường tổng cầu. Mà đường tổng cầu dốc xuống thể hiện quan hệngược chiều, khi mức giá tăng

Câu 9: Giá cảtăng lên làm cho người tiêu dùng cảm thấy nghèo đi. Từđó dẫn đến

a. Sự dịch phải của đường tổng cầu b. Sự dịch trái của đường tổng cầu

c. Sự di chuyển sang phải dọc theo đường tổng cầu d. Sự di chuyển sang trái dọc theo đường tổng cầu

Giải thích: Giá cảtăng lên thì với mức thu nhập như cũ, người tiêu dùng sẽmua được ít hàng hóa và dịch vụhơn. Giá là biến nội sinh.

Câu 10: Giá cả giảm sẽ làm cho mọi người

a. Giữ ít tiền hơn, cho vay ít hơn và do đó lãi suất tăng

b. Giữ ít tiền hơn, cho vay nhiều hơn và do đó lãi suất giảm

c. Giữ nhiều tiền hơn, cho vay nhiều hơn và do đó lãi suất tăng

d. Giữ nhiều tiền hơn, cho vay ít hơn và do đó lãi suất giảm

Giải thích: Khi giá cả giảm, với cùng mức thu nhập như cũ thì mọi người sẽ không cần nhiều

tiền để mua được lượng hàng hóa và dịch vụ giống như trước, do đó họ sẽ có dư tiền để cho

vay, tức cung vốn tăng (đường cung vốn dịch phải) làm cho lãi suất giảm. (Tương tự đường tổng cung: AS dịch phải -> giá giảm)

Câu 11: Khi giá giảm, lãi suất sẽ

a. Tăng vàdo đó doanh nghiệp sẽtăng đầu tư

b. Tăng và do đó doanh nghiệp sẽ giảm đầu tư

c. Giảm và do đó doanh nghiệp sẽtăng đầu tư

d. Giảm và do đó doanh nghiệp sẽ giảm đầu tư

Giải thích: Khi giá cả giảm, với cùng mức thu nhập như cũ thì mọi người sẽ không cần nhiều

tiền để mua được lượng hàng hóa và dịch vụ giống như trước, do đó họ sẽ có dư tiền để cho

vay, tức cung vốn tăng (đường cung vốn dịch phải) làm cho lãi suất giảm. Lãi suất giảm khuyến khích doanh nghiệp vay đểđầu tư.

Câu 12: Mức giá chung tăng lên sẽ làm cho lãi suất

a. Tăng, nội tệ giảm giá và xuất khẩu ròng tăng

b. Tăng, nội tệtăng giá và xuất khẩu ròng giảm

c. Giảm, nội tệ giảm giá và xuất khẩu ròng tăng

d. Giảm, nội tệtăng giá và xuất khẩu ròng giảm

Giải thích: Khi mức giá chung tăng lên, người dân sẽ cần nhiều tiền hơn đểmua được lượng hàng hóa và dịch vụnhư cũ, do đó họ có ít tiền dư ra để cho vay, vì thế lãi suất tăng lên.

Mức giá chung tăng cũng làm cho giá trị của đồng tiền giảm đi (sức mua củ đông tiền giảm),

xuất khẩu ròng tăng.

Câu 13: Thịtrường chứng khoán bùng nổ làm cho mọi người giàu có hơn, từđó họ

a. Tăng tiêu dùng, dẫn đến dịch chuyển đường tổng cầu sang phải

b. Tăng tiêu dùng, dẫn đến dịch chuyển đường tổng cầu sang trái

c. Giảm tiêu dùng, dẫn đến dịch chuyển đường tổng cầu sang phải d. Giảm tiêu dùng, dẫn đến dịch chuyển đường tổng cầu sang trái

Giải thích: Thị trường chứng khoán bùng nổ sẽ làm cho thu nhập của những người sở hữu

chứng khoán tăng lên, khiến họgiàu có hơn và tăng tiêu dùng (C), từ đó tăng tổng cầu -> AD

dịch phải.

Câu 14: Khi thuế giảm, tiêu dùng tăng, điều này được thể hiện bằng

b. Sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu c. Sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cung d. Không phải các đáp án trên

Câu 15: Điều nào sau đây làm đường tổng cầu dịch chuyển sang phải?

a. Tăng cung tiền

b. Tăng xuất khẩu ròng tại mọi mức giá

c. Ưu đãi thuếđầu tư

d. Tất cảcác đáp án trên đều đúng

Giải thích: Cung tiền tăng làm giảm lãi suất, tăng đầu tư -> AD dịch phải

AD = C+I+G+NX. NX tăng -> AD tăng, dịch phải

Ưu đãi thuếđầu tư tạo động lực đầu tư (I tăng) -> AD tăng, dịch phải.

Câu 16: Thay đổi nào sau đây làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang trái?

a. Mức giá tăng

b. Mức giá giảm c. Nội tệ giảm giá

d. Giá chứng khoán giảm

Giải thích: Giá chứng khoán giảm làm giảm tài sản của người nắm giữ chứng khoán -> chủ sở

hữu nghèo đi -> giảm tiêu dùng -> AD dịch trái.

Câu 17: Đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải khi chính phủ

a. Tăng thuế thu nhập cá nhân

b. Tăng cung tiền

c. Bãi bỏưu đãi thuếđầu tư

d. Tất cảcác đáp án trên đều đúng

Giải thích: MS dịch phải -> lãi suất giảm -> tăng đầu tư -> AD dịch phải.

Câu 18: Các bạn hàng nhập khẩu quan trọng của Việt Nam lâm vào suy thoái, chúng ta

có thể dự kiến xuất khẩu ròng của Việt Nam sẽ

a. Tăng, làm đường tổng cầu dịch chuyển sang phải

b. Tăng, làm đường tổng cầu dịch chuyển sang trái

c. Giảm, làm đường tổng cầu dịch chuyển sang phải

Giải thích: Khi bạn hàng nhập khẩu quan trọng của Việt Nam bị suy thoái, họ sẽ giảm nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, làm xuất khẩu giảm, xuất khẩu ròng giảm.

Câu 19: Sựtăng lên của yếu tốnào sau đây (không xuất phát từ sựthay đổi của mức giá) làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải?

a. Tiêu dùng

b. Đầu tư

c. Chi tiêu chính phủ

d. Tất cảcác đáp án trên đều đúng

Giải thích: Đường tổng cầu dịch chuyển do tác động của các biến ngoại sinh và các thành tố

của tổng cầu. AD = C+I+G+NX.

Câu 20: Đường tổng cung thẳng đứng

a. Cả trong ngắn hạn và dài hạn

b. Không phải trong ngắn hạn lẫn dài hạn c. Chỉ trong dài hạn, không phải trong ngắn hạn d. Chỉ trong ngắn hạn, không phải trong dài hạn

Câu 21: Đường tổng cung dốc lên chứ không phải thẳng đứng

a. Cả trong ngắn hạn và dài hạn

b. Không phải trong ngắn hạn lẫn dài hạn c. Chỉ trong dài hạn, không phải trong ngắn hạn d. Chỉ trong ngắn hạn, không phải trong dài hạn

Mô hình đường tổng cung trong dài hạn.

Câu 22: Yếu tốnào sau đây không quyết định mức GDP thực trong dài hạn

a. Mức giá chung

b. Cung lao động

c. Tài nguyên thiên nhiên

d. Trình độ công nghệ

Giải thích: Mức GDP thực trong dài hạn xác định mức sản lượng trong dài hạn. Theo mô hình

AD –AS, đường tổng cung dài hạn thẳng đứng xác định mức sản lượng Y* không đổi nên mức

giá chung thay đổi không làm thay đổi sản lượng.

a. Dân nhập cư từnước ngoài tăng

b. Tích lũy tư bản tăng

c. Công nghệ tiên tiến hơn

d. Tất cảcác đáp án trên đều đúng

Giải thích: Xét trong dài hạn, Y* không phụ thuộc P mà phụ thuộc yếu tốđầu vào (Input), dẫn

đến làm dịch chuyển đường ASLR: + Tài nguyên thiên nhiên

+ Lao động

+ Tư bản hiện vật: máy móc, nhà xưởng,…

+ Tư bản con người: tay nghề,…

+ Công nghệ

Câu 24: Đường tổng cung dài hạn sẽ dịch phải nếu

a. Công nghệ tiên tiến hơn

b. Mức giá chung giảm

c. Mức giá chung tăng

d. Cung tiền tăng

Câu 25: Theo lý thuyết nhận thức sai lầm, nếu mức giá tăng nhiều hơn mọi người dự đoán, các doanh nghiệp tin rằng mức giá tương đối của hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất đang

a. Giảm, và do đó họtăng sản xuất

b. Giảm, và do đó họ giảm sản xuất

c. Tăng, và do đó họtăng sản xuất

d. Tăng, và do đó họ giảm sản xuất

Giải thích: Theo lý thuyết nhận thức sai lầm, khi mức giá chung tăng nhiều hơn dự đoán các

doanh nghiệp tin rằng mức giá tương đối của họ cũng tăng, cầu về sản phẩm tăng, từđó tăng

sản xuất.

Câu 26: Theo lý thuyết nhận thức sai lầm, lượng cung sẽtăng nếu mức giá

a. Tăng ít hơn mức dự kiến, khi đó doanh nghiệp tin rằng mức giá tương đối của họ đã

tăng

b. Tăng ít hơn mức dự kiến, khi đó doanh nghiệp tin rằng mức giá tương đối của họ đã

giảm

c. Tăng nhiều hơn mức dự kiến, khi đó doanh nghiệp tin rằng mức giá tương đối của họđã

tăng

d. Tăng nhiều hơn mức dự kiến, khi đó doanh nghiệp tin rằng mức giá tương đối của họđã

giảm

Câu 27: Theo lý thuyết tiền lương cứng nhắc vềđường tổng cung ngắn hạn, khi mức giá tăng nhiều hơn mức dự kiến, tiền lương thực sẽ

a. Tăng, do đó việc làm tăng

b. Tăng, do đó việc làm giảm

c. Giảm, do đó việc làm tăng

d. Giảm, do đó việc làm giảm

Giải thích: Ta có công thức sau

Lương thực tế = 𝐿ươ𝑛𝑔 𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎĩ𝑎

Khi mức giá tăng nhiều hơn so với dự kiến thì tiền lương thực tế sẽ giảm đi, DN được lợi vì

lương thực tế trả cho nhân viên giảm, từđó tăng thuê nhân viên (việc làm tăng).

Câu 28: Theo lý thuyết giá cả cứng nhắc về đường tổng cung ngắn hạn, khi giá giảm ngoài dự kiến, một số doanh nghiệp sẽ có mức giá

a. Thấp hơn mức mong muốn và do vậy doanh sốtăng

b. Thấp hơn mức mong muốn và do vậy doanh số giảm

c. Cao hơn mức mong muốn và do vậy doanh sốtăng

d. Cao hơn mức mong muốn và do vậy doanh số giảm

Giải thích: Theo mô hình giá cả cứng nhắc, một số doanh nghiệp không thay đổi mức giá của mình theo mức giá chung khi mức giá chung thay đổi -> giá của doanh nghiệp đắt hơn giá thị trường -> doanh số giảm.

Câu 29: Phương trình: lượng cung = sản lượng tiềm năng + 𝜶 (giá thực tế - giá dự kiến), trong đó hệ số𝜶 là một sốdương, phản ánh

a. Đường tổng cung ngắn hạn dốc lên b. Đường tổng cung dài hạn thẳng đứng c. Đường tổng cầu dốc xuống

d. Không phải các đáp án trên

Giải thích:Ta có phương trình đường tổng cung ngắn hạn như sau: Y =Y* + 𝛼(P – Pe). Hệ số góc dương chứng tỏđồ thị dốc lên.

Câu 30: Sựgia tăng mức giá dự kiến sẽlàm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển

a. Sang phải, và sựgia tăng mức giá thực tếcũng làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch phải

b. Sang phải còn sự gia tăng mức giá thực tế thì không làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển

c. Sang trái, và sự gia tăng mức giá thực tếcũng làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch trái

d. Sang trái, còn sựgia tăng mức giá thực tếthì không làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển

Giải thích:

Y = Y* + α(P-Pe) = (Y* - αPe) + αP.

∆𝑌 = (𝑌∗− 𝛼𝑃𝑒2) − (𝑌∗− 𝛼𝑃𝑒1) = 𝛼(𝑃𝑒1− 𝑃𝑒2).

Có:α> 0, Pe tăng tức 𝑃𝑒1 < 𝑃𝑒2 ->∆𝑌 < 0, sản lượng giảm, đường tổng cung dịch trái từ AS1 về AS2.

Câu 31: Thay đổi nào sau đây làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn sang phải?

a. Sựgia tăng mức giá thực tế

b. Sựgia tăng mức giá dự kiến

c. Sựgia tăng tích lũy tư bản

d. Không phải các đáp án trên

Giải thích:Các yếu tố làm dịch chuyển cả AS dài hạn và ngắn hạn: + Tài nguyên thiên nhiên

+ Lao động

+ Tư bản hiện vật: máy móc, nhà xưởng,…

+ Tư bản con người: tay nghề,…

+ Công nghệ

Câu 32: Thay đổi nào sau đây làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn, nhưng không làm đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải?

a. Mức giá chung giảm b. Mức giá dự kiến giảm

c. Khối lượng tư bản giảm

d. Cung tiền tăng

Câu 33: Thay đổi nào sau đây làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải?

a. Mức giá chung tăng

b. Tiền lương tối thiểu tăng

c. Giá đầu vào giảm

d. Nhập cư từnước ngoài giảm

Giải thích: Giá đầu vào là biến ngoại sinh ảnh hưởng riêng đến đường tổng cung ngắn hạn.

Khi giá đầu vào giảm tức chi trảcho chi phí đầu vào thấp hơn, các doanh nghiệp có thể tăng

sản xuất -> tổng cầu tăng, dịch trái.

Câu 34: Thay đổi nào sau đây sẽlàm tăng mức giá và GDP thực trong ngắn hạn?

a. Mức giá dự kiến tăng

b. Cung tiền tăng

c. Khối lượng tư bản giảm

Giải thích: Cung tiền tăng -> lãi suất giảm -> đầu tư (I) tăng làm tổng cầu tăng, dịch phải. Do

đó làm tăng giá, tăng sản lượng (GDP thực) trong ngắn hạn. (Sử dụng mô hình Cung – cầu tiền

và AD – AS).

Câu 35: Giả sử xảy ra suy thoái kinh tế do sự dịch chuyển của đường tổng cầu. Nếu các nhà hoạch định chính sách có thể phản ứng kịp thời và chính xác, họ có thể triệt tiêu sự dịch chuyển ban đầu bằng cách

a. Dịch chuyển đường tổng cung sang phải b. Dịch chuyển đường tổng cung sang trái c. Dịch chuyển đường tổng cầu sang phải d. Dịch chuyển đường tổng cầu sang trái

Giải thích: Nền kinh tế suy thoái do tổng cầu giảm tức AD dịch trái (AD dịch trái làm sản

lượng giảm tức suy thoái).

Các nhà hoạch định chính sách muốn triệt tiêu tác động của việc dịch chuyển đường cầu thì họ

cần kéo đường cầu trở lại vịtrí cũ (biện pháp kích cầu).

Câu 36: Nền kinh tế suy thoái do sự dịch chuyển của tổng cầu, thì mức giá sẽ

a. Tăng trong ngắn hạn, và tăng mạnh hơn trong dài hạn

b. Tăng trong ngắn hạn, và giảm về mức ban đầu trong dài hạn

c. Giảm trong ngắn hạn, và giảm sâu trong dài hạn

Một phần của tài liệu bài tập kinh tế vĩ mô 1 (Trang 90 - 103)