Biến chứng của viêm quanh thân răng

Một phần của tài liệu Giáo trình thực hành lâm sàng răng hàm mặt (Trang 30 - 32)

Tình trạng viêm quanh thân răng không được điều trị đúng và kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của bệnh nhân, đôi khi không tránh khỏi tử vong.

Các biến chứng thường gặp: - Viêm mô tế bào

- Viêm xương

- Nang chân răng, nang thân răng ngầm - Viêm tấy sàn miệng Ludwig

- Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang  áp xe não, viêm màng não - Nhiễm trùng huyết

V. Dự phòng

- VSRM tốt trong thời kỳ mọc răng số 8

- Đến tuổi mọc răng số 8 cần đến khám chuyên khoa - Đến khám khi có tai biến lần đầu

MỤC TIÊU

ĐIỀU TRỊ VIÊM MÔ TẾ BÀO LAN TỎA

1. Nêu được đặc điểm lâm sàng và tiến triển của viêm mô tế bào lan tỏa ở mặt 2. Nêu được nguyên tắc điều trị

3. Nắm vững nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và biến chứng của viêm mô tế bào lan tỏa sàn miệng

4. Biết phương pháp điều trị bệnh viêm mô tế bào lan tỏa sàn miệng

I. Đại cƣơng

Viêm tấy, hay phlegmon là một viêm mô tế bào lan tỏa rộng, không có giới hạn, các tổ chức viêm chịu một quá trình hoại tử lan rộng.

1. Viêm tấy hay gặp ở vùng cổ mặt và có những đặc điểm sau đây

- Thường do răng hàm, hàm dưới bị nhiễm khuẩn, nhất là răng khôn như viêm quanh cuống răng, viêm quanh thân răng, nhiễm khuẩn vết thương sau nhổ răng. Hiếm hơn có thể gặp trong gãy xương hàm, viêm tủy xương hàm, viêm tuyến dưới hàm, viêm amygdal.

- Nhiễm khuẩn đi thẳng vào tổ chức hay đường lympho

- Bệnh dễ phát triển trên cơ thể kém đề kháng: yếu mệt, nghiện rượu, đái tháo đường… - Các vùng hay bị viêm là sàn miệng, má, hố thái dương và các vùng sâu của mặt.

2. Vi khuẩn: rất đa dạng gồm cả vi khuẩn ái khí (liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn) và kỵ khí Các vi khuẩn ưa khí và kỵ khí phát triển phối hợp với nhau làm tăng nhiễm khuẩn Các vi khuẩn ưa khí và kỵ khí phát triển phối hợp với nhau làm tăng nhiễm khuẩn và nhiễm độc. Độc tố mạnh làm nhiễm đọc thần kinh, cơ, hoại tử tổ chức. Sự phối hợp hoạt động của 2 loại vi khuẩn còn làm cho tổ chức có mùi thối và hơi.

3. Giải phẫu bệnh

- Các tổ chức như cơ, mạch máu, thần kình, tổ chức liên kết, mô, tuyến bọ hoại tử và tiêu hủy, tổ chức bị thâm nhiễm rộng bởi thanh dịch, máu mủ bẩn thối và có hơi. Mủ không tụ lại mà rải rác từng ổ nhỏ lan tỏa trong tổ chức vào những ngày đầu (thứ 2 - thứ 4)

- Quá trình tiến triển khi đã hình thành mủ (ngày thứ 5, thứ 6) cũng không khu trú mà lan rộng trong cơ cắn.

Tóm lại: viêm tấy không có mủ trong những ngày đầu, không khu trú khi đã hình thành mủ và trong mủ có tổ chức tế bào hoại tử bị lan rộng

4. Đặc điểm lâm sàng và tiến triển: ngay từ đầu tình trạng chung toàn thân rất nặng, rétrun, sốt cao, mệt, mất ngủ, khó thở, nôn mửa. Một dấu hiệu gần như luôn gặp là sự phân run, sốt cao, mệt, mất ngủ, khó thở, nôn mửa. Một dấu hiệu gần như luôn gặp là sự phân ly giữa mạch và nhiệt do bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng

Tại chỗ, tổ chức bị thâm nhiễm cứng, không có ranh giới giữa tổ chức lành và bệnh, có khuynh hướng hoại tử lan rộng. Tiến triển có thể dẫn đến những biến chứng

nặng như chảy máu do loét mạch máu, viêm tắc tĩnh mạch, làm mủ các vùng lân cận tràn mủ màng phổi, màng tim, nhiễm khuẩn máu.

Quá trình khỏi bệnh thường chậm.

5. Nguyên tắc điều trị

Phải điều trị toàn thân cấp. Cho kháng sinh liều mạnh kéo dài, cho tới khi các dấu hiệu toàn thân, thực thể trở lại bình thường.

- Dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng, phối hợp - Dựa trên cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ - Cấy máu, mủ để phân lập vi khuẩn

- Sau khi ngừng kháng sinh, nếu thấy tái phát trở lại phải dùng kháng sinh ngay lại. - Theo dõi công thức máu. Nếu hồng cầu và bạch cầu hạ phải truyền máu.

*Tại chỗ:

- Rạch rộng nhiều chỗ để đảm bảo dẫn lưu - Nhổ răng nguyên nhân khi thấy có điều

kiện Những loại viêm tấy thường gặp

Một phần của tài liệu Giáo trình thực hành lâm sàng răng hàm mặt (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w