Còn gọi là viêm Ludwig hay GenSoul vì các tác giả này mô tả. Đây không phải là viêm sàn miệng thông thường mà là viêm mô tế bào hoại thue bắt đầu từ sàn miệng lan xuống vùng dưới hàm, vùng dưới cằm, khoang bên hầu, khoang sau hàm. Tất cả tổ chức hợp thành sàn miệng chịu một quá trình hoại tử thâm nhiễm lan rộng không giới hạn và thường sinh hơi.
1. Nguyên nhân thường do răng hàm lớn nhiễm khuẩn, chân các răng hàm lớn. Nhiễmkhuẩn quanh chóp răng có thể lan trực tiếp vào vùng dưới hàm và từ đó lan đến các vùng khuẩn quanh chóp răng có thể lan trực tiếp vào vùng dưới hàm và từ đó lan đến các vùng lân cận
2. Triệu chứng lâm sàng:
2.1 Ngoài miệng: sưng thành khối bao gồm vùng dưới hàm 2 bên và vùng dưới cằm,sưng to nhất ở vùng dưới cằm. Sưng lan lên tới phần dưới của má và xuống vùng cổ, tận sưng to nhất ở vùng dưới cằm. Sưng lan lên tới phần dưới của má và xuống vùng cổ, tận trên đòn. Da căng màu tím bầm, loang lổ, sờ cứng như gỗ, không có dấu hiệu chuyển sóng. Ở giai đoạn tiến triển, ngoài da xuất hiện phồng nước có chỗ lạo xạo hơi do tổ chức bị hoại thư.
2.2 Trong miệng
Miệng nửa há, chảy nhiều nước bọt, răng không cắn khít được vì nề lưỡi và sàn miệng, khít hàm
Sưng to 2 bên vùng dưới lưỡi, nếp dưới lưỡi 2 bên nổi cao như mào gà, sàn miệng cứng như gỗ, lưỡi to bị đẩy lên trên, ra sau về phía cổ gây khó thở. Bờ lưỡi có dấu răng, niêm mạc miệng màu đỏ tím, có phủ màng giả trắng.
- Nhai, nuốt, nói khó
- Khó thở thì lưỡi bịt đường hoo hấp, do nề thành môn hay do nhiễm độc; - Chảy nhiều nước bọt, mùi thối.
2.3 Toàn thân:
Trong những ngày đầu tình trạng toàn thân đã bị ảnh hưởng nặng do tình trạng nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Mặt nhợt nhạt, nhiệt độ lục đầu 39 – 400, mạch nhanh nhỏ, khó bắt, sau đó mạch nhiệt phân ly. Tim đập nhanh 120 – 140 lần/phút, nhưng nhiệt độ trong khoảng 370C. Nước tiểu có albumin, trụ niệu.
Đôi khi người bệnh vật vã mê sảng, kiệt sức.
3. Biến chứng
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng nhanh vì nhiễm độc, nhiễm khuẩn máu, ngạt thở do nề thanh môn hay nhiễm độc hành tủy, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, nhiễm khuẩn trung thất…, có thể tử vong.
4. Điều trị
Cần thật sớm và tích cực bào gồm: Phẫu thuật, chống nhiễm khuẩn và nâng đỡ thể trạng
4.1 Phẫu thuật
Cần mở rộng các ổ nhiễm khuẩn để loại bỏ tổ chức hoại tử, làm thoáng khí tổ chức, đồng thời có thể bơm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn.
- Phẫu thuật cần nhanh vì thể trạng người bệnh suy yếu và nhiễm độc + Kỹ thuật – gây tê dọc đường rạch
- Rạch hình móng ngựa từ góc hàm bên này sang góc hàm bên kia, đường rạch cách bờ dưới xương hàm dưới từ 1,5 – 2cm
- Rach da, cơ bám da, cân cổ nông
- Luồn kẹp Kocher hoặc ngón tay tách các thớ cơ hàm móng và nhị thân để vào vùng dưới lưỡi. Banh rộng kẹp để mở các ổ nhiễm khuẩn sẽ có thanh dịch đục, thối và tổ chức hoại tử bị loại ra.
- Mở các vùng khác nếu bị thâm nhiễm
- Mở vùng dưới hàm bằng cách đi ra sau và vào trong, mở vùng bên hầu bằng cách đi lên trên và vào trong. Qua đường rạch bơm rửa bằng nước oxy già.
- Dẫn lưu tất cả các vùng nhiễm khuẩn. Đặt ở mỗi vùng 2 ống xao su dẫn lưu, vùng dưới hàm 2 bên vùng dưới lưỡi, có thể cả vùng bên hầu. Qua ống bơm rửa các dung dịch sát khuẩn như nước oxy già, Cloramin, Dakin cứ 2 – 3 giờ một lần.
- Phun rửa trong miệng hàng ngày bằng nước oxy già, nước muối để loại bỏ dịch tiết bẩn ở niêm mạc miệng.
- Phun oxy già hay ozon vào vết thương, ozon có tác dụng chống vi khuẩn yến khí mạnh, tẩy mùi thối, trung hòa độc tố, kích thích tuần hoàn tại chỗ.
4.2 Điều trị toàn thân
- Chống nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh mạnh và có phổ rộng, dùng theo đường tiêm, truyền
- Hiện nay có nhiều loại rất tốt dùng điều trị rất có hiệu quả. - Có thể dùng huyết thanh chống hoại thư tại chỗ và toàn thân.
- Có thể truyền máu với số lượng ít và nhiều đợt cho huyết tương, nước đường, các loại vitamin, corticoid
*Tiến triển: tốt, nếu sau 2 – 3 ngày dấu hiệu phân ly mạch nhiệt không còn, tại chỗ thâm nhiễm cứng giãn, nuốt dễ và vết thương làm mủ.
CÁC BỆNH VIÊM NHIỄM TUYẾN NƢỚC BỌT
MỤC TIÊU
1. Nắm được sơ lược giải phẫu tuyến nước bọt
2. Nêu được các bệnh viêm nhiễm của tuyến nước bọt 3. Điều trị được các bệnh viêm nhiễm tuyến nước bọt