Nước bọt được tiết bởi 3 đôi tuyến chính đối xứng là tuyến mang tai, tuyến dưỡi dàm, tuyến dưới lưỡi và rất nhiều những tuyến phụ rải rác ở niêm mạc miệng.
1. Tuyến mang tai: hình lăng trụ tam giác, nằm đúng vào hình ổ mang tai và chia ra 2khúc kéo dài, một khúc ở vùng cơ cắn gọi là khúc cơ cắn, một khúc ở vùng hầu gọi là khúc kéo dài, một khúc ở vùng cơ cắn gọi là khúc cơ cắn, một khúc ở vùng hầu gọi là khúc hầu.
- Tuyến mang tại nặng 25g, mặt gồ nhiều thùy nhỏ, màu xám hồng.
- Tuyến có 2 thùy, thùy sâu, thùy nông, giữa 2 thùy này dây thần kinh mặt (VII) đi qua và cho những nhánh nhỏ vận động tuyến.
- Nước bọt từ tuyến mang tai được đổ vào miệng qua ống Sténon, lỗ ống được mở ra niêm mạc má tương ứng với vùng răng hàm số 6 hàm trên.
2. Tuyến dƣới hàm
- Nằm trong ổ dưới hàm, ổ này hình tam giác, có 3 thành và 2 cực (cực trước và sau). Ổ này chứa tuyến dưới hàm, động mạch mặt, dây thần kinh lưỡi, những hạch bạch huyết…v..v
- Tuyến dưới hàm nặng 7g, mặt phẳng, nhìn thấy những thùy nhỏ, màu hồng nhạt áp vào ổ dưới hàm. Bờ dưới tuyến vượt quá sừng lớn xương móng, bờ trên song song với cơ móng hàm.
- Nước bọt của tuyến dưới hàm được đổ vào miệng qua ống Wharton, ống này nằm ở mặt trong của tuyến, mở ra sàn miệng khoảng răng số 3 hàm dưới
3. Tuyến dƣới lƣỡi
- Tuyến này dài, dẹt ngang, chiếm phần lớn ổ dưới lưỡi, chìm trong mô lỏng lẻo, dài khoảng 3cm, cao 1,5cm rộng 0,7 – 0,8cm nặng 3g màu hồng nhạt, giống tuyến dưới hàm.
- Nước bọt của tuyến được dẫn ra bằng từ 15 – 30 ống nhỏ mở ra ở rãnh dưới lưỡi, một số ống có thể tập trung lại đổ vào niêm mạc sàn miệng gần ống Wharton và đôi khi đổ ngay vào ống Wharton.
4. Những tuyến nƣớc bọt phụ
- Có rất nhiều tuyến nước bọt phụ rải rác khắp bề mặt niêm mạc miệng trừ vùng lợi và môi đỏ, tập hợp nhiều ở mặt sau môi, sau má, đặc biệt là xung quanh ông Sténon, ở vùng 2/3 trước của hàm ếch và khắp bề mặt hàm ếch mềm, vùng đáy lưỡi, bờ bên và vùng đỉnh của V lưỡi…
II. Nƣớc bọt
Là tổng hợp của tất cả các tuyến, người ta nói nước bọt mang tai dùng để nhai, nước bọt dưới hàm dùng để nếm, nước bọt dưới lưỡi dùng để nuốt, nước bọt của những tuyến phụ dùng để duy trì cho niêm mạc miệng luôn ướt.
Trung bình trong 24h nước bọt được tiết ra khoảng 1 lít. Đó là con số ước lượng vì rất khó đo lường thật chính xác, vì một số lớn nước bọt được nuốt vào dạ dày.
- Nước bọt mang tai loãng, không quánh vì có ít chất mucin, nhưng chiếm khối lượng nhiều nhất
- Nước bọt dưới hàm trong, nhớt, quánh.
- Nước bọt dưới lưỡi trong, rất nhớt, rất quánh (vì có nhiều chất mucin)
*Tỷ trọng: 1.004 cho nước bọt hỗn hợp 1.007 cho nước bọt mang tai 1.003 cho nước bọt dưới hàm
*pH trung bình là 7
* Thành phần: có các acid amin nhiều loại: - Enzym
- Vitamin - Muối khoáng
- Một số chất hữu cơ…
- Nước chiếm chủ yếu từ 99,4% - 99,5% của trọng lượng
* Vi khuẩn: nước bọt là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn hoạt động, do những mảnh thừa thức ăn, những tế bào biểu mô tróc vảy, những ổ sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu răng…v..v
- Khi trẻ mới ra đời, hốc miệng vô khuẩn sau 6h đã thấy xuất hiện những liên cầu khuẩn do tiếp xúc với không khí.
- Thay đổi trong ngày: nhiều nhất vào buổi sáng mới thức dậy, giảm đi sau khi ăn và súc miệng
- Vi khuẩn nhiều nhất trong miệng là cầu khuẩn, chiếm từ 70 – 80% quá nửa là liên cầu khuẩn, ngoài ra còn có các vi khuẩn ái khí, kỵ khí
- Nước bọt vận chuyển virus quai bị, virus bệnh dại, virus sởi, virus cúm rõ rệt
* Tác dụng của nước bọt:
+ Ảnh hưởng đến nội tiết
+ Bảo vệ: - Lôi cuốn các mầm bệnh đi
- Những tiêu vi khuẩn, thực bào…
+ Tiêu hóa: cần cho sự nhai, nuốt, làm ướt và tan thức ăn, củng cố vị giác
+ Bài tiết: thải trừ một số chất độc ra khỏi cơ thể như kháng sinh, vàng, thủy ngân, rượu, quinin...v..v