Các bệnh viêm nhiễm tuyến nƣớc bọt

Một phần của tài liệu Giáo trình thực hành lâm sàng răng hàm mặt (Trang 37 - 40)

1. Viêm tuyến nước bọt do sỏi nói chung

1.1Nguyên nhân:

- Thuyết cơ học: do ứ đọng nước bọt, do ống nước bọt bị chít hẹp, bị chèn ép bởi một vật hay cơ quan bên ngoài hoặc vì cơ thắt lỗ ống bị phản xạ ức chế.

- Thuyết hóa học: có sự kết tủa quanh dị vật của những muối khoáng kiềm với nồng độ cao

- Thuyết nhiễm khuẩn: cho rằng sỏi tạo ra ở xung quanh những vi khuẩn như trong sỏi mật

Nói chung sự hình thành sỏi do nhiều yếu tố trên đây phối hợp lại với nhau. Tuy nhiên cũng còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.

1.2 Thể lâm sàng

* Sỏi dƣới hàm:

- Chiếm chủ yếu và chủ yếu là ở ống Wharton

- Cả trẻ em và người già đều có thể bị, nam, nữ tương đương nhau

- Thường 1 sỏi đơn độc, đôi khi có 2, 3 viên hoặc 4, 5 viên đa số ở khúc trước rồi đến khúc giữa, khúc sau, bể ống sỏi thực sự trong tuyến ít gặp.

- Sổi gồ ghề, màu vàng nhạt bóp mạnh có thể mụn nát ở xung quanh, giữa còn lại cứng - Thường không gấy chít ống hoàn toàn, ít cản quang, đôi khi không cản quang

- Liên quan đến bữa ăn: giữa bữa ăn, bệnh nhân thấy đau chói ở lưỡi và sàn miệng. Đồng thời thấy phồng khá to và rất nhanh vùng dưới hàm trên xương móng đẩy cao niêm mạc dưới lưỡi. Đau dịu dần và hết hẳn sau khi ăn, sưng bớt dần đôi khi mấy giờ sau thì hết hẳn, sờ dọc ống Wharton thấy sỏi.

- Biến chứng: + viêm tấy sàn miệng + viêm tuyến dưới hàm

- Điều trị: - phẫu thuật lấy sỏi, kháng sinh chống viêm

- dùng thuốc lợi tiết nước bọt: pilocarpin 20 giọt/lần ngày 3 lần.

* Sỏi mang tai

- Hiếm gặp, thường ở ống Sténon - Nam, nữ như nhau, trẻ em bị ít hơn - Sỏi đơn độc hay nhiều sỏi

Về lâm sàng giống sỏi tuyến dưới hàm, sờ trong miệng có thể thấy sỏi

- Chụp X quang có lipiodol đôi khi thấy một chỗ khuyết nhỏ trên đường ống Sténon giãn không đều.

- Điều trị: giống sỏi dưới hàm, vệ sinh răng miệng, kháng sinh, chống viêm - Phẫu thuật lấy sỏi, có thể cắt tuyến giữa dây thần kinh VII

*Sỏi dƣới lƣỡi

Rất hữu hạn (khoảng 5% các ca sỏi nước bọt)

- Lâm sàng giống sỏi khúc trước tuyến dưới hàm kèm viêm nhiễm sàn miện, cần thiết chụp phim có lipiodol và ống Wharton thấy sỏi nằm ngoài ống

- Điều trị: phẫu thuật lấy sỏi, nếu tái phát nhiều lần, có thể lấy toàn bộ tuyến

2. Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn

- Nguyên nhân: do sỏi, dị vật, viêm niêm mạc miệng cạnh lỗ ống - Lâm sàng: thường bắt đầu như sỏi

- Cơn đau tắc ống. Lỗ ống đỏ, nề, bóp trên lỗ ống thấy mủ chảy ra, đôi khi tắc ống gây sứng tuyến, đau nhức.

- Điều trị: vệ sinh răng miệng, xoa bóp tuyến, thuốc lợi tiết, kháng sinh, giảm đau

2.2 Viêm tuyến cấp: (thƣờng tuyến mang tai)

+ Nguyên nhân: nội khoa, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn nặng do lỵ, tả, ure máu cao…

- Sau phẫu thuật lớn ở vùng bụng, vùng chậu, ung thư tiêu hóa, xơ gan

+ Lâm sàng: tuyến sưng nề rõ từ mang tai lan ra góc hàm gò má, biến dạng dái tai, đè ép tai gây nghe kém và khít hàm, tiến tới sưng mủ, niêm mạc miệng khô, lỗ ống Sténon sưng nề đỏ, có mủ lẫn nước bọt, sốt vừa hoặc cao

- Tiến triển: thoát mủ qua lỗ ống, có thể ra da + Điều trị: - kháng sinh liều cao (có kháng sinh đồ)

- Kích thích tiết nước bọt, uống nhiều nước - Xoa ép tuyến, nhai kẹo gôm

- Rạch tháo mủ nếu cần

2.3 Viêm tuyến nƣớc bọt mạn tính

- Hay gặp nhất trong các loại viêm nhiễm tuyến nước bọt và thường gặp ở người lớn + Nguyên nhân: - thường không rõ rệt

- thường gặp ở tuyến mang tai

+ Lâm sàng: thường có những đợt viêm bán cấp bằng sưng, tức tuyến mang tai một hay hai bên, đau lỗ ống sưng đỏ có mủ loãng hoặc những sợi nhầy – mủ, tình trạng kéo dài 1 – 2 tuần rồi hết dần để sau vài tháng tái lại, giữa 2 đợt sưng tuyến chỉ hơi to, sờ chắc, không đau, bệnh nhân chỉ khó chịu, nhất là lúc sáng dậy, nhiều nước bọt, hơi mặn miệng, xoa nắn tuyến có mủ loãng chảy ra ở miệng ống tuyến.

+ Điều trị: rất khó khăn

- Tiêm kháng sinh qua lỗ ống - Chụp X quang có tiêm lipiodol

- Có thể dùng tia liệu pháp làm xơ hóa tuyến hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến

3.Viêm tuyến nƣớc bọt do virus: quai bị

Là một bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em và thiếu niên, đặc hiệu, lây, có tính chất dịch - Biểu hiện bằng viêm tuyến mang tai 2 bên, không mưng mủ

- Truyền trực tiếp qua trung gian nước bọt, nhất là thời kỳ đầu của bệnh do virus quai bị gây nên

+ Thời kỳ nung bệnh kéo dài trầm lặng: 18 – 22 ngày

+ Thời kỳ xâm nhập tiến triển từ 12 – 36 giời, với nhiệt độ tăng dần, khô mồm, đau miệng, đau tai với 3 điểm đau ở khớp thái dương hàm, mỏm xương chủm, góc hàm. + Thời kỳ toàn phát: sưng đau tuyến mang tai, mới đầu một bên, 1 – 3ngayf sau lan sang cả 2 bên, viêm nề với da căng bóng làm biến dạng mawth, có thẻ lan xuống vùng dưới hàm, lên mi mắt, vùng sưng căng, nóng, hơi đau

- Lỗ ống Sténon nề, gồ, đỏ, đôi khi có vết đỏ bầm xung quanh - Giảm tiết nước bọt

- Khoảng 8 – 10 ngày tự khỏi

* Biến chứng viêm tinh hoàn, buồng trứng, viêm vú, viêm tuyến giáp, viêm màng não. * Điều trị: thông thường gồm thuốc an thần, thuốc giảm đau, vệ sinh răng miệng, đắp nóng, dịu lên tai

- Có thể dùng kháng sinh, chống viêm đề phòng biến chứng.

MỤC TIÊU

CỐ ĐỊNH GÃY XƢƠNG HÀM DƢỚI BẰNG PHƢƠNG PHÁP CHỈNH HÌNH ĐƠN GIẢN PHƢƠNG PHÁP CHỈNH HÌNH ĐƠN GIẢN

1. Phân tích được vài trò của răng và khớp cắn trung tâm trong việc cố định gãy xương hàm dưới (XHD)

2. Cố định tạm thời được trong sơ cứu gãy xương hàm dưới

3. Sử dụng được phương pháp chỉnh hình đơn giản để cố định gãy xương hàm dưới tại cơ sở

Một phần của tài liệu Giáo trình thực hành lâm sàng răng hàm mặt (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w