NỘI CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NH TMCP Sài Gòn Hà Nội – Chi nhánh HCM doc (Trang 57 - 61)

D. Lợi nhuận trước thuế 44.894 69.327 109

NỘI CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH

3.1 Định hướng hoạt động của NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánhTP.HCM: TP.HCM:

Định hướng hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới là đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và bền vững về tài chính; lấy công nghệ thông tin hiện đại làm nền tảng cho sự phát triển; giới thiệu sản phẩm ngân hàng hiện đại nhằm cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, đa dạng đến khách hàng; đồng thời tích cực duy trì và nâng cao khả năng sinh lời, phát triển. Bên cạnh đó, Chi nhánh SHB.HCM không ngừng bồi dưỡng nguồn nhân lực, tiến hành tập trung hóa quản trị rủi ro, quản lý nguồn vốn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động và thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chi nhánh sẽ từng bước áp dụng nhất quán các thông lệ quốc tế trong công tác điều hành, phát triển và đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, đáp ứng

nhu cầu của khách hàng, tạo uy tín thương hiệu qua chất lượng phục vụ khách hàng, đầu tư vào con người, phát triển năng lực của cán bộ, nhân viên, khuyến khích sự cống hiến xuất sắc, thưởng công xứng đáng với thành tích và tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội phát triển toàn diện.

Kế hoạch 2011 của Chi nhánh SHB.HCM được xây dựng trên cơ sở chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, chính sách tiền tệ của NHNN, cùng nhiều giải pháp đồng bộ cụ thể phù hợp cho từng giai đoạn phát triển có sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh. SHB.HCM chắc chắn sẽ đạt chỉ tiêu hoạt động kinh doanh năm 2011đó là: đưa tổng tài sản từ 8.500 tỷ của năm 2010 lên 12.300 tỷ đồng vào năm 2011; tăng trưởng tín dụng lên 22% so với năm 2010; gia tăng lợi nhuận trước thuế và số dư huy động vốn lên theo lần lượt là 175 tỷ đồng và 9.000 tỷ đồng.

Trong hoạt động kinh doanh Chi nhánh SHB.HCM luôn thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu an toàn theo thông tư 13 của NHNN và thực hiện các chủ trương chỉ đạo của NHNN.VN về tăng trưởng tín dụng trong đó dư nợ cho vay phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng) đến 31/03/2011 là 23%/tổng dư nợ và chắc chắn sẽ đạt tỷ lệ xuống dưới 22% /tổng dư nợ vào cuối tháng 6/2011 và giảm xuống dưới 16%/tổng dư nợ đến 31.12.2011 theo chỉ thị 01 của NHN Việt Nam.

Tiếp nối những thành công trong năm 2010, năm 2011, Chi nhánh SHB.HCM đặt ra mục tiêu Phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh vững chắc, an toàn, minh bạch theo hướng chuyên nghiệp; chú trọng và nâng cao vai trò của bộ phận kiểm tra, kiểm soát và hỗ trợ trong từng nghiệp vụ kinh doanh…. Với nền tảng CNTT hiện đại vững chắc, cùng với chú trọng công tác đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực. Ban điều hành và toàn thể cán bộ nhân viên SHB.HCM cam kết tiếp tục nỗ lực hơn nữa, phát huy tích cực vai trò trách nhiệm của mình, không ngừng nâng cao năng lực quản trị, điều hành và tính chuyên nghiệp trong hoạt động để hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh năm 2011.

Với kế hoạch phát triển kinh doanh cụ thể, phù hợp với chương trình hành động, lộ trình hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam, cùng với tiềm lực tài chính mạnh của các cổ đông lớn như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn T&T (T&T GROUP),… và với bộ máy Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành là những người có trình độ nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và có tâm huyết với ngân hàng sẽ là những nhân

tố tích cực trong giai đoạn phát triển mới, đưa Chi nhánh SHB.HCM nói riêng cũng như cả hệ thống Ngân hàng SHB nói chung phát triển một cách bền vững trong thời gian tới, đáp ứng sự kỳ vọng của các cổ đông và các nhà đầu tư.

Định hướng trong việc mở rộng cho vay đối với DNNQD:

Tuy chỉ mới được thành lập vào năm 2006, hơn 05 năm hoạt động, nhưng Chi nhánh SHB.HCM đã không ngừng lớn mạnh, mở rộng đối tượng phục vụ, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các cá nhân mà còn phục vụ đắc lực các thành phần kinh tế khác mà cụ thể là các DNNQD, đóng góp một phần quan trọng vào sự thành công của các doanh nghiệp. Xác định được tầm quan trọng của các DNNQD đối với nền kinh tế hiện nay cũng như đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Chi nhánh SHB.HCM có những định hướng trong việc mở rộng cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp này như sau:

+ Tiếp tục giữ vững mối quan hệ với các doanh nghiệp truyền thống có uy tín với ngân hàng để tăng thêm dư nợ, phấn đấu tỉ lệ dư nợ cho vay đối với các DNNQD đạt từ 40% đến 50% trong tổng dư nợ.

+ Tăng cường tiếp thị đối với các khách hàng mới để mở rộng quan hệ với những doanh nghiệp mới làm ăn có hiệu quả và có uy tín trên thị trường, phấn đấu doanh số cho vay DNNQD tăng 30-40% hàng năm.

+ Đa dạng hoá các hình thức cho vay đối với các DNNQD, phát triển các hình thức cho vay hợp vốn và cho vay theo hạn mức tín dụng.

+ Việc mở rộng cho vay phải luôn đi kèm với việc nâng cao chất lượng của khoản vay, Chi nhánh phấn đấu tỉ lệ nợ quá hạn của các DNNQD luôn đạt ở mức dưới 1% trên tổng dư nợ.

Với những mục tiêu đề ra Chi nhánh sẽ phấn đấu, nỗ lực hết mình để phát triển ngày càng ổn định và vững mạnh, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, luôn duy trì được mức lợi nhuận cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại Chi nhánh SHB.HCM: SHB.HCM:

Dựa trên những phân tích về tình hình cho vay của Chi nhánh SHB.HCM đối với DNNQD, xuất phát từ những vướng mắc và tồn tại cùng những định hướng của ngân hàng trong thời gian tới, thêm vào đó dựa trên năng lực hiện có của ngân hàng. Em xin

được đề ra một số giải pháp nhằm mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay của Chi nhánh SHB.HCM đối với các DNNQD như sau:

3.2.1. Đổi mới thủ tục, quy trình và mở rộng hình thức cho vay đối với DNNQD. DNNQD.

Thủ tục, quy trình cho vay: * Nguyên nhân :

Trên thực tế, khách hàng phàn nàn rất nhiều về thủ tục, quy trình cho vay bởi nó nhiều khi quá cứng nhắc và rắc rối. Trong khi đó, những thủ tục đó cũng không làm giảm bớt rủi ro cho ngân hàng mà mặt khác nó còn hạn chế việc khách hàng đến với ngân hàng, chẳng hạn như: thời gian thẩm định và trả lời quyết định cho vay đối với khách hàng là 04 đến 05 ngày, như vậy co thể làm mất đi cơ hội kinh doanh của khách hàng, làm cho Chi nhánh rất dễ dẫn tới tình trạng mất khách hàng; hoặc là mỗi nhân viên phải đảm nhận tất cả các khâu của 01 món vay làm cho thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài…

* Giải pháp:

Trong phạm vi hoạt động của mình Chi nhánh nên có một số giải pháp như sau:  Cần phải đơn giản hoá thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt vốn vay để đáp ứng

nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách nhanh nhất nhưng vẫn phải đảm bảo chính xác và an toàn. Cụ thể:

+ Đối với những món vay nhỏ ( từ 500 triệu đồng đến 5 tỷ đồng): nhân viên tín dụng có thể rút ngắn thời gian xuông còn 01 đến 02 ngày.

+ Đối với các khoản vay lớn và phức tạp (từ 5 tỷ trở lên) đòi hỏi thời gian thẩm định dài và kỹ thì nhân viên tín dụng nên san sẻ hoặc cùng phối hợp với 01 hoặc 02 nhân viên để ddamr bảo tính chính xác và rút ngắn thời gian xuông còn 03 đén 04 ngày.Như vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm và nhiệt tình, hết mình trong công việc.  Thực hiện đúng quy trình là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho khoản vay, tuy nhiên

cán bộ tín dụng có thể áp dụng một cách linh hoạt quy trình tín dụng như: khi tiến hành giải ngân thì sẽ chủ động đổ tiền trực tiếp vào tài khoản của khách hàng; hoặc nếu khách hàng vay vốn để trả nợ hay thanh toán tiền cho đối tác thì Ngân hàng có thể tiến hành chi hộ cho khách hàng…để khách hàng không phải mất công đến Ngân hàng nhận tiền trực tiếp; hoặc khi khách hàng thanh toán lãi hoặc gốc mà số tiền đó quá lớn thì Ngân hàng có thể trực tiếp đến thu tại đơn vị.

* Nguyên nhân:

Hiện nay, các DNNQD hoạt động rất đa dạng, một doanh nghiệp có thể thực hiện sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau chính vì vậy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp không chỉ phát sinh theo từng thời điểm, thời kì nhất định mà diễn ra liên tục, đặc biệt là nhu cầu vốn lưu động, do đó doanh nghiệp luôn luôn có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Chính vì vậy, việc mở rộng các hình thức cho vay là rất cần thiết.

* Giải pháp:

 Một là, cho vay theo hạn mức tín dụng càng ngày càng trở nên phù hợp hơn với nhu cầu của doanh nghiệp, Chi nhánh cần phát triển loại hình cho vay này. Sử dụng loại hình cho vay này sẽ giảm bớt được các thủ tục và giấy tờ khi giải ngân, đồng thời qua diễn biến của tài khoản ngân hàng biết được khách hàng đang gặp thuận lợi hay khó khăn để kịp thời tìm cách tháo gỡ. Khi cho vay theo hạn mức tín dụng Chi nhánh cũng cần phải lựa chọn những khách hàng tốt có uy tín, có quan hệ thường xuyên với Chi nhánh vì loại hình cho vay này rất dễ dẫn đến rủi ro.

 Hai là, các ngân hàng có thể cho khách hàng vay có bảo đảm hoặc không bảo đảm:+ Thông thường khi vay vốn ngân hàng, khách hàng thuộc KVNQD phải có + Thông thường khi vay vốn ngân hàng, khách hàng thuộc KVNQD phải có tài sản thế chấp. Mặc dù vậy, các ngân hàng có thể căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng để quyết định hình thức cho vay phù hợp: cho vay đảm bảo bằng tài sản của người vay, bằng bảo lãnh của bên thứ ba hoặc bằng tài sản hình thành từ chính vốn vay. Đối với những khách hàng mới hoặc có độ tin cậy không cao, việc bắt buộc phải có biện pháp bảo đảm là cần thiết để nguồn vốn cho vay được an toàn.

+ Tuy nhiên, ngân hàng có thể cho vay không cần các biện pháp đảm bảo.Hình thức cho vay này nên được áp dụng đối với những khách hàng truyền thống, Hình thức cho vay này nên được áp dụng đối với những khách hàng truyền thống, có hoạt động kinh doanh tốt, có uy tín với ngân hàng. Cụ thể, các ngân hàng có thể tài trợ cho khách hàng thông qua việc mở L/C trả chậm cho hoạt động xuất nhập khẩu hoặc cho khách hàng vay thông qua việc mua lại các chứng từ có giá trong thời hạn thanh toán, bao gồm việc chiết khấu các loại thương phiếu và mua lại các khoản nợ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NH TMCP Sài Gòn Hà Nội – Chi nhánh HCM doc (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w