Dư nợ cho vay DNNQD phân theo ngành kinh tế:

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NH TMCP Sài Gòn Hà Nội – Chi nhánh HCM doc (Trang 45 - 47)

D. Lợi nhuận trước thuế 44.894 69.327 109

2.2.3.2.Dư nợ cho vay DNNQD phân theo ngành kinh tế:

sơ vay vốn Hoàn chỉnh hồ sơ Tín d ngụ

2.2.3.2.Dư nợ cho vay DNNQD phân theo ngành kinh tế:

Để đánh giá hiệu quả và chất lượng cho vay đối với các DNNQD tại Chi nhánh SHB.HCM ta tiến hành phân tích dư nợ cho vay DNNQD theo ngành kinh tế, từ đó kết hợp với định hướng phát triển kinh tế, thế mạnh và tiềm năng của TP.Hồ Chí Minh tìm ra những hướng đầu tư phù hợp vừa thúc đẩy phát triển kinh tế vừa đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 2. 6: Dư nợ cho vay DNNQD phân theo ngành kinh tế

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Dư nợ % / dư nợ NQD

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng dư nợ 1.042.117 2.138.125 4.050.192 Dư nợ NQD 515.274 1.208.773 1.746.853 100% 100% 100% Thương mại - dịch vụ 209.391 557.321 728.162 40,64% 41,61% 46,68% Công nghiệp 134.054 319.070 497.989 26,02% 26,39% 28,51% Xây dựng và GTVT 96.142 235.686 390.071 18,66% 19,49% 22,32% Ngành khác 75.687 96.696 130.631 14,68% 8,01% 7,49%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh của Chi nhánh SHB.HCM)

Tính đến thời điểm hiện nay tại Chi nhánh SHB.HCM đang có khoảng 90 khách hàng là DNNQD có quan hệ vay vốn tín dụng với Chi nhánh. Trong đó tập trung chủ yếu vào các ngành như thương mại - dịch vụ, công nghiệp, xây dựng và GTVT… Các số liệu trong bảng cũng đã cho thấy được đặc điểm trên thông qua các con số nổi bật về dư nợ tại các ngành này so với tổng dư nợ tín dụng đối với các DNNQD tại Chi nhánh. Cụ thể:

Dư nợ tín dụng của ngành thương mại - dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2008 đạt 209.391 triệu đồng, chiếm 40,64%; , năm 2009 đạt 557.321 triệu đồng, chiếm 41,61% ( tăng 347.930 triệu đồng, tương ứng tăng 166,2% so với năm 2008); , năm 2010 đạt 728.162 triệu đồng, chiếm 46,68% ( tăng 170.841 triệu đồng, tương ứng tăng 30,65% so với năm 2009). Xu thế hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho ngành này phát triển. Thời gian quay vòng vốn nhanh, chủ yếu là để bổ sung nhu cầu vốn lưu động nên quy mô vốn vay tương đối khiêm tốn. Tuy quy mô vốn vay nhỏ nhưng nó chiếm tỷ trọng lớn nên Ngân hàng đã thu được lợi nhuận không nhỏ từ ngành này.

Tiếp đó là ngành công nghiệp: năm 2008 đạt 134.054 triệu đồng, chiếm 26,02%; , năm 2009 đạt 319.070 triệu đồng, chiếm 26,39% ( tăng 185.016 triệu đồng, tương ứng tăng 138,02% so với năm 2008); , năm 2010 đạt 497.989 triệu đồng, chiếm 28,51% ( tăng 178.919 triệu đồng, tương ứng tăng 56,08% so với năm 2009). Công nghiệp là ngành được chú trọng hàng đầu, một nước được coi là phát triển thì ngành công nghiệp phải dẫn đầu về tỷ trọng so với các ngành khác. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố trọng điểm của miền Nam, do đó thành phố Hồ Chí Minh luôn phấn đấu hết mình để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Dự tính đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp cho nên việc đầu tư cho phát triển ngành công nghiệp của địa bàn thành phố là nhiệm vụ hàng đầu. Chúng ta có thể thấy tỷ trọng ngành Công nghiệp đã có chiều hướng ngày càng tăng, muốn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường trong và nước ngoài thì cần có sự hỗ trợ vốn từ phía các Ngân hàng và do đó DSCV đối với ngành Công nghiệp đã tăng lên qua 3 năm.

Hai ngành này thường xuyên đạt số dư nợ trên 50% tổng dư nợ các DNNQD tại Chi nhánh. Về đồng vốn cho vay, Chi nhánh chủ yếu cho vay bằng VND đối với các ngành: công nghiệp và GTVT, cho vay bằng ngoại tệ ( mà chủ yếu là USD) được thực hiện nhiều nhất với các ngành thương mại, công nghiệp.

Các ngành cũng không ngừng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của mình trong đó như ngành Xây dựng - GTVT. Năm 2009 dư nợ đạt 235.686 triệu đồng (chiếm 19,49%) tăng 139.544 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 đạt 390.071 triệu đồng (chiếm 22,32%), tăng 154.385 triệu đồng so với năm 2009. DSTN, DNBQ cũng đạt mức tương đối. Ngành xây dựng là một trong những ngành rất phát triển ở nước ta cũng như trên địa

bàn thành phố nói riêng. Trong năm qua tốc độ đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố diễn ra tấp nập, khẩn trương cùng với đó là việc giải toả đền bù và bố trí tái định cư cho người dân…làm cho nhu cầu vốn trong xây dựng là rất lớn. Tuy nhiên DSCV lại chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn, những dự án lớn .còn những dự án nhỏ thì ít hơn nên cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp có thể mô rộng quy mô phát huy tối đa năng lực của mình.

Như vậy, sau khi nghiên cứu thực trạng dư nợ DNNQD phân theo ngành kinh tế tại Chi nhánh SHB.HCM, ta có thể nhận xét, Chi nhánh SHB.HCM đã chú trọng tập trung vốn đầu tư cho các DNNQD trên địa bàn, thực hiện đúng đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành, góp phần xây dựng và củng cố vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế NQD và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NH TMCP Sài Gòn Hà Nội – Chi nhánh HCM doc (Trang 45 - 47)