2.1.4. Một số kết quả hoạt động tại Chi nhánh SHB.HCM:
2.1.4.1 Tình hình huy động vốn:
Bảng 2.1: Tình hình Huy động vốn tại Chi nhánh SHB.HCM
(ĐVT: triệu đồng)
HUY ĐỘNG VỐN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tiền gửi của TCTD khác
372.514 14
1.65
7.234 2.211.923Tiền gửi của khách hàng 1.584.690 2.44 Tiền gửi của khách hàng 1.584.690 2.44
5.357 4.273.473
- Tiền gửi không KH
4 98.358 68 0.424 694.649 - Tiền gửi có KH 1.0 84.360 1.73 3.675 3.559.031 - Tiền gửi khác 1.972 3 1.259 19.793
Tiền gửi của TCKT
791.714 91.714
1.27
1.451 1.861.472
Tiền gửi của Cá nhân
792.976 92.976
1.16
7.196 2.370.921
Tiền gửi của đối tượng khác -
6
.711 41.080 (Nguồn: Phòng kế toán của SHB.HCM) (Nguồn: Phòng kế toán của SHB.HCM)
Tính đến cuối năm 2009, nguồn vốn huy động của Chi nhánh SHB.HCM đạt 4.109.302 triệu đồng, tăng 2.152.098 triệu đồng so với 2008 tương đương mức tăng 47,63%, tạo nên một lượng vốn khá lớn, làm cơ sở vững chắc cho tốc độ phát triển kinh doanh không ngừng của Chi nhánh. Riêng về cơ cấu vốn, tiền gửi cá nhân và TCKT luôn chiếm trên 70% nguồn vốn huy động, mà chủ yếu là tập trung ở tiền gửi không kỳ hạn.
Sang năm 2010, mặc dù cơ cấu nguồn vốn vẫn không có gì thay đổi, song nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã đạt được doanh số vượt bậc là 6.526.484 triệu đồng, tăng 2.417.182 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng với mức tăng là 62,96%. Vì trong năm này, tiền gửi của khách hàng tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng các năm trước đồng thời doanh số huy động của các loại hình khác cung gia tăng đáng kể một phần do lãi suất thị trường ổn định, một phần do Chi nhánh có những hình thức khuyến mãi, thu hút khách hàng gửi tiết kiệm.
Một trong những mục tiêu quan trọng của Chi nhánh SHB.HCM hàng năm là tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, phấn đấu tổng nguồn vốn huy động tăng bình quân 10% so với năm trước. Với các thế mạnh như uy tín, mạng lưới rộng và thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh gọn chính xác, thủ tục thuận lợi, hình thức huy động phong phú,…Chi nhánh SHB.HCM ngày càng thu hút được nhiều khách hàng tới giao dịch. Kết quả là nguồn vốn của chi nhánh vẫn tăng trưởng, ổn định, không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư, tín dụng, thanh toán tại chi nhánh mà còn thường xuyên nộp vốn thừa theo kế hoạch về Chi nhánh SHB.HCM để điều hoà trong toàn hệ thống.
2.1.4.2 Tình hình dư nợ cho vay:
Trong năm 2008, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt 1.042.116 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 648.677 triệu đồng, chiếm 62,25% trong tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 393.439 triệu đồng, chiếm 37,75% tổng dư nợ.
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo thời gian tại Chi nhánh SHB.HCM
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ %/∑dư nợ Dư nợ %/∑dư nợ Dư nợ %/∑dư nợ Tổng dư nợ 1.042.117 100% 2.138.12 5 100% 4.050.192 100% DNCV ngắn hạn 648.678 62,25% 1.259.27 9 58,89% 2.599.283 64,18% DNCV trung, dài hạn 393.439 37,75% 878.846 41,11% 1.450.909 35,82%
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh của Chi nhánh SHB.HCM)
Sang năm 2009, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh chỉ đạt 2.138.125 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.259.278 triệu đồng, chiếm 58,89% trong tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 878.846 triệu đồng, chiếm 41,11% tổng dư nợ.
Trong năm 2010, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng vượt bậc so với năm 2009 đạt 4.050.192 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 2.599.283 triệu đồng, chiếm 64,18% trong tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 1.450.909 triệu đồng, chiếm 35,82% tổng dư nợ.
Cụ thể, trong năm 2009 tổng dư nợ của Chi nhánh tăng 1.096.008 triệu đồng (tăng 105%) so với năm 2008, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 610.601 triệu đồng (tăng 94%) và dư nợ cho vay trung dài hạn tăng 485.407 triệu đồng (tăng 123%). Sang năm 2010, tổng dư nợ Chi nhánh tăng đáng kể, tăng 1.912.068 đồng (tăng 189%) so với cuối năm 2009, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn tăng tới 1.340.005 triệu đồng (tăng 106%) tuy nhiên dư nợ cho vay trung dài hạn lại tăng với doanh so không nhiều, tăng 572.063 triệu đồng (tăng 65%).
Các cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo định hướng mục tiêu của Chi nhánh cũng như định hướng kế hoạch giao, trong đó hạn chế tỷ trọng dư nợ trung dài hạn, Tuy nhiên đến 31/12/09: Tỷ lệ cho vay trung dài hạn đạt 84,4% so với kế hoạch của năm 2008 là 30%, tỷ lệ cho vay ngắn hạn của Chi nhánh là 15,09% so với kế hoạch năm 2008 là 70%, Chỉ tiêu này giảm đáng kể so với sáu tháng đầu năm do một số khách hàng có khoản vay lớn đã đến hạn tất toán, hơn nữa 9 tháng vừa qua Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ nên chi nhánh không đạt chỉ tiêu tăng trưởng được giao. Mặt khác, dư nợ cho vay năm 2007 của Chi nhánh chủ yếu là dư nợ cho vay trung dài hạn, do vậy để cơ cấu lại tỷ lệ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn thì Chi nhánh phải tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn. Đến thời điểm 31/12/2009 tỉ trọng nợ trung dài hạn đã giảm mạnh so với năm 2008 (từ 86% xuống còn 39,85%) Nguyên nhân là trong năm 2009 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trưởng mạnh đã làm giảm tỷ trọng của dự nợ vay trung dài hạn/tổng dư nợ. Với những kết quả đạt được, phòng đặt mục tiệu giảm tỷ trọng vay trung dài hạn xuống dưới 30% trong năm 2010.
2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh SHB.HCM năm 2008-2010
( ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%)
A. Tổng thu 79.631 100% 143.332 100% 248.471 100%
Thu hoạt động tín dụng 38.445 48,27% 73.984 51,62% 145.646 59% Thu dịch vụ thanh toán 24.697 31,01% 39.606 27,63% 43.909 16,67% Hoạt động khác 9.800 12,31% 17.820 12,43% 34.976 14,07%
Thu bất thường 6.689 8,41% 11.922 8,32% 23.940 10,26%
B. Tổng chi 31.756 100% 56.689 100% 124.041 100%
Hoạt động huy động vốn 12.311 38,76% 23.955 42,26% 58.864 46,55% Công cụ quản lý 5.767 18,16% 6.101 10,76% 19.826 14,82%
Tài sản 4.420 13,91% 5.657 9,97% 14.843 13,07%
Bảo hiểm tiền gửi 8.248 25,97% 19.114 33,71% 21.266 23,13%
Nhân viên 1.010 3,2% 1.992 3,3% 3.242 2,43%
C. Dự phòng rủi ro 2.982 17.445 14.974