Tình hình nghiên cứu trên thế giới về biến chứng liên quan đến

Một phần của tài liệu Thực trạng biến chứng liên quan đến vị trí đường vào mạch máu trong thăm dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) tại viện tim mạch – bệnh viện bạch mai (Trang 32 - 34)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2. Cơ sở thực tiễn:

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về biến chứng liên quan đến

mạch máu

Thăm dò điện sinh lý tim (Electrophysiology Studies – EPS) và triệt đốt các rối loạn nhịp tim sử dụng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông tim (Radiofrequency catheter ablation) được xem là một trong những thành tựu nổi bật nhất của chuyên ngành rối loạn nhịp trong hơn ba thập niên qua. Từ một kỹ thuật mang tính thử nghiệm vào những năm 80 của thế kỷ trước đã phát triển nhanh chóng thành phương pháp điều trị được áp dụng rộng rãi ở các trung tâm tim mạch

trên phạm vi toàn thế giới 10 năm sau đó và hiện nay là lựa chọn hàng đầu trong điều trị nhiều loại rối loạn nhịp tim khác nhau, đặc biệt là rối loạn nhịp nhanh. [15] Từ năm 1987 đến năm 1991, số lượng người bệnh được điều trị bằng triệt đốt bằng sóng có tần số radio tăng từ 45 lên 2000 trường hợp mỗi năm. Trong 3 tháng đầu năm 1993 có 1640 trường hợp được ghi nhận. Các kỹ thuật triệt đốt được ghi nhận bao gồm: cắt cơn loạn nhịp nhĩ nhanh (n=144, chiếm 3,2%), triệt đốt ở chỗ nối nhĩ thất (n=900, chiếm 20,5%), triệt đốt đường dẫn trong cơn tim nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất (n=815, chiếm 18,5%), triệt đốt đường dẫn phụ (n=2222, chiếm 50,5%), điều trị nhịp nhanh thất (n=320, chiếm 7,3%). [16]

Các kỹ thuật điện sinh lý can thiệp mới này tiếp tục chứng tỏ thành công ngày càng tăng trong việc đạt được các mục tiêu đã định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, giống như tất cả các thủ thuật can thiệp, các biến chứng có thể xảy ra. Các biến chứng chính bao gồm: tử vong, ép tim cấp, block nhĩ – thất, huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc mạch phổi, co thắt động mạch vành/nhồi máu cơ tim, tràn khí màng phổi, phơi nhiễm tia X,… Đặc biệt các biến chứng liên quan đến vị trí đường vào ống thông như chảy máu, khối máu tụ, giả phình mạch. [8]

Leonard N. Horowitz và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu khảo sát các biến chứng của thăm dò điện sinh lý tim ở 1000 người bệnh (728 nam và 272 nữ với độ tuổi từ 18 tới 64, trung bình 58 tuổi) tại một một labo với một quy trình không thay đổi để đánh giá rủi ro của quy trình này. Ở 1000 người bệnh trong nghiên cứu có 2821 ống thông tĩnh mạch đã được luồn, trong đó có 2685 (chiếm 95%) ống được đặt ở tĩnh mạch đùi, 133 (chiếm 5%) ống được đặt ở tĩnh mạch nền và 3 ống được đặt vào tĩnh mạch dưới đòn và có 32 ống thông đã đặt đặt vào động mạch đùi. 2 người bệnh được đặt 5 ống thông, 124 người bệnh nhận được 4 ống, 640 người bệnh nhận được 3 ống, 193 người bệnh nhận được 2 ống và 41 người bệnh nhận được 1 ống. Kết quả cho thấy có 01 trường hợp có biến chứng tử vong. Các biến chứng mạch máu chính khác bao gồm: tổn thương động mạch (0,4%), viêm tắc tĩnh mạch (0,6%), thuyên tắc động mạch hệ thống (0,1%), tắc mạch phổi (0,3%). [17]

John P. Dimarco và các cộng sự 1 thực hiện trên 359 người bệnh (251 nam và 108 nữ có tuổi trung bình là 54) điều trị kích thích điện theo chương trình bằng kỹ thuật thăm dò điện sinh lý cho thấy có 1062 thăm dò điện sinh lý đã được thực hiện, trong đó có 20 người bệnh (chiếm 5,6%) xảy ra biến chứng liên quan đến

Một phần của tài liệu Thực trạng biến chứng liên quan đến vị trí đường vào mạch máu trong thăm dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) tại viện tim mạch – bệnh viện bạch mai (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)