Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về biến chứng liên quan đến
nhất là các biến cố tắc mạch: 3 người bệnh có biểu hiện lâm sàng của huyết khối tĩnh mạch sâu cẳng chân, 5 người bệnh có thuyên tắc mạch phổi và 1 người bệnh xuất hiện cả 2 biến chứng. Thời gian xuất hiện biến cố tắc mạch thường muộn, từ 11 đến 22 ngày sau khi thực hiện can thiệp. Không có người bệnh nào có biểu hiện suy giảm huyết động nghiêm trọng và các người bệnh đều hồi phục sau khi điều trị bằng liệu pháp chống đông toàn thân. Biến chứng nhiễm khuẩn xảy ra ở 6 người bệnh, trong đó có 2 người bệnh có nguồn nhiễm khuẩn từ đường vào ở cánh tay. [18]
Trong Khảo sát Sóng tần số radio (RF) đa trung tâm ở 68 viện nghiên cứu từ 15 nước châu Âu (Multicentre European Radiofrequency Survey - MERFS) kết quả ghi nhận trên các biến chứng liên quan đến thủ thuật xảy ra ở 223 người bệnh, chiếm 5,1%. Các biến chứng liên quan đến đường vào mạch máu chủ yếu là các biến chứng liên quan đến tắc mạch bao gồm: huyết khối tĩnh mạch sâu (0,71% ở nhóm người bệnh điều trị rối loạn nhịp nhanh nhĩ; 1,4% ở nhóm người bệnh sửa đường nối nhĩ thất); tắc mạch não (0,71% ở nhóm người bệnh điều trị rối loạn nhịp nhanh nhĩ); thuyên tắc phổi (0,22% ở nhóm người bệnh sửa đường nối nhĩ thất); nhiễm khuẩn huyết (0,22% ở nhóm người bệnh sửa đường nối nhĩ thất; tắc động mạch (0,63% ở nhóm người bệnh rối loạn nhịp nhanh nhĩ) [16].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về biến chứng liên quan đến đường vào mạch máu mạch máu
Ở Việt Nam, thăm dò điện sinh lý tim và triệt đốt các rối loạn nhịp tim sử dụng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông tim thường được chỉ định cho những người bệnh rối loạn nhịp tim không đáp ứng với điều trị nội khoa. Từ năm 2009, Viện Tim mạch quốc gia đã bắt đầu triển khai kỹ thuật điều trị rung
nhĩ bằng đốt điện qua ống thông bằng năng lượng sóng có tần số radio và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ [3] .
Tại Viện Tim mạch Việt Nam, khi tiến hành nghiên cứu trên 32 người bệnh rung nhĩ kịch phát có triệu chứng, kém đáp ứng với điều trị nội khoa và thời gian rung nhĩ ≥ 2 năm và được điều trị bằng triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông với hệ thống lập bản đồ ba chiều các buồng tim (25 người bệnh nam và 7 người bệnh nữ) cho kết quả tỷ lệ thành công là 84,4% và biến chứng là tràn dịch màng ngoài tim là 1 người bệnh (chiếm 3%) [3].
Về biến chứng liên quan đến đường vào, tại khoa Tim mạch – can thiệp, Bệnh viện Tim mạch An Giang, Trần Quốc Dũng và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang đánh giá biến chứng tại chỗ sau khi rút ống thông động mạch ở người bệnh chụp-can thiệp mạch vành qua da từ 17/07/2013 đến 17/10/2013. Có 83 người bệnh được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 55 người bệnh nam, chiếm 66,3% và 28 người bệnh nữ, chiếm 33,7%. Độ tuổi trung bình của nhóm người bệnh nghiên cứu là 63,4 ± 11,3. Trong đó có 5 người bệnh có biến chứng tại chỗ là khối máu tụ nhỏ (kích thước < 5cm), chiếm 6%, không có người bệnh nào có biến chứng chảy máu, giả phình động mạch hay rò động tĩnh mạch. Các biến chứng này không liên quan đến giới, vị trí động mạch và kích thước ống thông (p>0,05) [4].
Từ tháng 09/2015 đến tháng 09/2016, tại Đơn vị Tim mạch can thiệp, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân đội 19.8 Bộ Công An, Lê Mạnh đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu đánh giá bước đầu điều trị rối loạn nhịp tim bằng phương pháp triệt đốt bằng sóng có tần số radio trên 40 người bệnh được chẩn đoán ngoại tâm thu thất, ngoại tâm thu, hội chứng W.P.W… Trong số 40 người bệnh, có 32 người bệnh là nam (chiếm 80%), 8 người bệnh là nữ (20%). Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 37,05 ± 13,74 tuổi, trong đó người bệnh cao tuổi nhất là 67 tuổi, thấp nhất là 23 tuổi. Người bệnh tập trung chủ yếu ở lứa tuổi dưới 40 tuổi (chiếm 80%). Nghiên cứu cho thấy có 1 người bệnh biến chứng chính là tụ máu ở vị trí đâm kim, chiếm 2,5%, không có biến chứng huyết khối, tắc mạch [5].
động mạch vành thực hiện tại phòng thông tim-can thiệp của Đại học Chulalongkorn, Bangkok, Thái Lan từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2002. Trong số 1100 người bệnh, có 624 người bệnh nam (chiếm 56,7%) và 476 người bệnh nữ (chiếm 43,3%). Độ tuổi trung bình là 63,28 ± 10,79 tuổi. Có 848 người bệnh can thiệp bằng động mạch đùi (chiếm 77,1%) và 252 người bệnh can thiệp bằng động mạch quay (chiếm 22,9%). Biến chứng mạch máu tại chỗ trong nghiên cứu được ghi nhận: 33 người bệnh (chiếm 3%) có biến chứng khối máu tụ; có 1 người bệnh có biến chứng giả phình mạch (chiếm 0,12%) và 1 người bệnh có biến chứng tắc nghẽn mạch (chiếm 0,12%) [6].