Xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề:

Một phần của tài liệu Thực trạng biến chứng liên quan đến vị trí đường vào mạch máu trong thăm dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) tại viện tim mạch – bệnh viện bạch mai (Trang 57)

- Sắp xếp, bổ sung nhân lực, tránh tình trạng thiếu nhân lực trong việc chăm sóc, điều trị người bệnh.

- Cập nhật kiến thức chuyên môn, tăng cường khả năng phán đoán, nhận biết, xử trí các biến chứng của nhân viên y tế.

- Tăng cường sự trao đổi kinh nghiệm, bàn giao công việc, bàn giao người bệnh giữa các nhân viên y tế.

- Đầu tư cơ sở vật chất cho bệnh viện, tránh tình trạng quá tải người bệnh, giúp việc theo dõi và chăm sóc người bệnh được hiệu quả hơn.

- Chuẩn hóa các quy trình theo dõi, chăm sóc ở những điểm chưa hợp lý, bổ sung các thiếu sót về tiêu chuẩn, yêu cầu trong theo dõi và xử trí người bệnh, để luôn đặt an toàn của người bệnh là hàng đầu.

Tỷ lệ biến chứng liên quan đến đường vào mạch máu khi thực hiện thủ thuật thăm dò điện sinh lý và đốt điện điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio khi khảo sát tại Viện Tim mạch Việt Nam trong nghiên cứu của chúng tôi là 13,2% với 14/106 người bệnh (Bảng 2.4). Biến chứng liên quan hay gặp nhất là khối máu tụ nhỏ (kích thước ≤ 5cm) với 8 người bệnh. Biến chứng khối máu tụ lớn (kích thước >5cm) trong nghiên cứu này là 3 người bệnh, chiếm 2,8%. Ngoài ra còn có các biến chứng chảy máu (2 người bệnh, chiếm 1,9%) và lóc tách động mạch (1 người bệnh, chiếm 0,9%). Trong khảo sát của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng giả phình mạch, rò động tĩnh mạch hay các biến cố tắc mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, thuyên tắc mạch phổi, tắc mạch não,…). Tỷ lệ biến chứng này cao hơn các nghiên cứu của John P. Dimarco và các cộng sự [22] (tỷ lệ biến chứng là 5,6%), Khảo sát Sóng tần số radio (RF) đa trung tâm châu Âu (MERFS) [16] (tỷ lệ biến chứng là 5,1%), Trần Quốc Dũng và cộng sự tại Bệnh viện Tim mạch An Giang [4] (tỷ lệ biến chứng là 6%) và cao hơn trong nghiên cứu của Lê Mạnh tại Bệnh viện 19.8 Bộ Công An [5] (tỷ lệ biến chứng là 2,5%).

bệnh, chiếm 62%), với biến chứng khối máu tụ lớn, có 2/3 người bệnh được rút sheath tại khoa phòng, chiếm 67%. Cả 2 người bệnh có biến chứng chảy máu đều được rút sheath tại khoa phòng và 1 người bệnh có biến chứng bóc tách mạch được rút sheath tại phòng can thiệp. Hầu hết điều dưỡng thực hiện tốt và đầy đủ quy trình rút sheath (93%). Tuy nhiên vẫn có 7% có thực hiện nhưng chưa tốt và đầy đủ quy trình rút sheath. Có 5 người bệnh, chiếm 36% được thực hiện quy trình tốt và đầy đủ, tuy nhiên có 9 người bệnh được thực hiện nhưng chưa tốt hoặc chưa đầy đủ, chiếm 64%. Hầu hết điều dưỡng có hướng dẫn, giải thích tốt và đầy đủ cho người bệnh trước, trong và sau khi rút sheath (94%), tuy nhiên vẫn có 6% có thực hiện nhưng thực hiện chưa tốt hoặc chưa đầy đủ việc giải thích với người bệnh. Có 6 người bệnh (chiếm 43%) được hướng dẫn, giải thích tốt và đầy đủ trước, trong và sau khi rút sheath và 8 người bệnh được hướng dẫn những chưa tốt hoặc chưa đầy đủ (chiếm 57%).

Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai là trung tâm chuyên khoa Tim mạch hàng đầu, tuyến cao nhất với nhiệm vụ khám, chẩn đoán, điều trị chuyên môn và các hoạt động dự phòng cho người bệnh tim mạch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh của miền Bắc Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung. Các nhân viên y tế trong Viện là những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, nhiệt tình, năng động dễ tiếp cận và thường xuyên cập nhật các kiến thức và công việc mới. Do đó, việc triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe tim mạch tại Viện được triển khai một cách thuận lợi. Về kỹ thuật chuyên môn, công tác chăm sóc sức khỏe tim mạch tại Viện ngoài việc thực hiện các quy trình khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, Viện còn là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng nhiều thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tim mạch vào thực tiễn trong cả các lĩnh vực điều trị nội khoa, can thiệp và phẫu thuật tim mạch. Về việc đào tạo, công tác đào tạo y khoa liên tục luôn được Viện chú trọng và duy trì liên tục thông qua các buổi sinh hoạt khoa học, đào tạo y khoa được tổ chức thường xuyên, nghiêm túc và hiệu quả cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đồng thời các bác sĩ điều dưỡng tại Viện thường xuyên được cập nhật các kiến thức mới thông các các buổi hội thảo,

tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn trong chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tim mạch.

Do vậy, tỷ lệ biến chứng liên quan đến đường vào mạch máu khi thực hiện thủ thuật thăm dò điện sinh lý và đốt điện điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio khi khảo sát tại Viện Tim mạch Việt Nam là 13,2%, chủ yếu là biến chứng nhẹ như tụ máu nhỏ (kích thước < 5cm) tại vị trí chọc kim và hầu hết không cần xử trí gì, người bệnh tự hết sau 5-7 ngày.

KẾT LUẬN

Thực hiện thủ thuật thăm dò điện sinh lý tim và đốt điện điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) ngày càng được ứng dụng phổ biến trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, cũng giống như các thủ thuật can thiệp khác, biến chứng liên quan đến đường vào mạch máu là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Qua kết quả khảo sát trên 106 người bệnh được chỉ định thực hiện thăm dò điện sinh lý và đốt điện điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai từ 01/03/2021 đến 30/05/2021 cho thấy:

1. Thực trạng các biến chứng liên quan đến đường vào mạch máu của người bệnh thực hiện thăm dò điện sinh lý và đốt điện điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai:

- Đa số người bệnh trong nghiên cứu là nữ giới (65 người bệnh, chiếm 61%),

nam giới chỉ chiếm 39% với 40 người bệnh.

- Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 50,8, người bệnh nhỏ tuổi nhất là 13, người bệnh cao tuổi nhất là 88, chủ yếu các người bệnh đều thuộc nhóm <60 tuổi (66 người bệnh, chiếm 62,3%), nhóm người bệnh ≥ 60 tuổi có 40 người bệnh, chiếm 37,7%.

- Hầu hết người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi có BMI nằm trong phạm

vi bình thường (từ 18,5 đến 22,9), người bệnh từ thừa cân trở trên (chỉ số BMI ≥23) chiếm tỷ lệ 8%; 24 người bệnh có thể trạng gầy (BMI <18,5), chiếm 23%.

- Bệnh lý kèo theo hay gặp nhất là tăng huyết áp với 35 người bệnh, chiếm tỷ

lệ 33,1%. Số người bệnh mắc đáo tháo đường là 14, chiếm tỷ lệ 13,2%. Có 12 người bệnh có bệnh lý đang sử dụng thuốc chống đông hoặc thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, chiếm 12,3%.

- Có 256 đường vào đã được đặt, trong đó có 96 ống thông (chiếm 37,5%) được đặt ở tĩnh mạch đùi, 89 ống thông (chiếm 34,7%) được đặt ở tĩnh mạch

dưới đòn và 71 ống thông (chiếm 27,8%) được đặt ở động mạch đùi. Có 3 người bệnh (chiếm 3%) có 1 đường vào, 56 người bệnh (chiếm 53%) có 2 đường vào và 47 người bệnh (chiếm 44%) có 3 đường vào khác nhau.

- Tỷ lệ biến chứng liên quan đến đường vào mạch máu là 13,2% (14/106 người bệnh). Biến chứng hay gặp nhất là khối máu tụ nhỏ (kích thước ≤ 5cm) với 8 người bệnh. Biến chứng khối máu tụ lớn (kích thước >5cm) ở có 3 người bệnh, chiếm 2,8%. Ngoài ra còn có các biến chứng chảy máu (2 người bệnh, chiếm 1,9%) và lóc tách động mạch (1 người bệnh, chiếm 0,9%). Không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng giả phình mạch, rò động tĩnh mạch hay các biến cố tắc mạch.

- Về các yếu tố liên quan đến biến chứng đường vào mạch máu: chủ yếu biến

chứng xảy ra khi được rút sheath tại bệnh phòng, hầu hết điều dưỡng thực hiện tốt và đầy đủ quy trình rút sheath (93%); có 5 người bệnh, chiếm 36% được thực hiện quy trình tốt và đầy đủ, tuy nhiên có 9 người bệnh được thực hiện nhưng chưa tốt hoặc chưa đầy đủ, chiếm 64%; hầu hết điều dưỡng có thực hiện hướng dẫn, giải thích tốt và đầy đủ cho người bệnh trước, trong và sau khi rút sheath (94%);

2. Đề xuất một số giải phải để giải quyết vấn đề:

- Đối với Viện Tim mạch: Đẩy mạnh các hoạt động giảng dạy, đào tạo chuyên

môn cho các nhân viên y tế ở các bệnh viện khác trong khu vực để nâng cao chất lượng điều trị tại địa phương, giảm tình trạng chuyển tuyến, từ đó giảm tình trạng quá tải người bệnh như hiện tại; hạn chế tình trạng nằm ghép giường để nâng cao chăm sóc người bệnh.

- Đối với nhân viên y tế: Tiếp tục học tập, trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, giảm thiểu các sai sót y khoa không đáng có, hướng dẫn người bệnh và người nhà theo dõi kỹ tình trạng người bệnh sau khi can thiệp, theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn và vị trí chọc mạch của người bệnh khi can thiệp.

- Đối với người bệnh và người nhà: tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các hướng dẫn của các nhân viên y tế, người nhà người bệnh theo dõi sát sao, khi xảy ra

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC ĐỂ GIẢM BIẾN CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN VỊ TRÍ ĐƯỜNG VÀO

MẠCH MÁU

Để phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại đồng thời để nâng cao chất lượng chăm sóc giảm biến chứng liên quan đến vị trí đường vào mạch máu trong thăm dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số Radio RF tại Viện Tim mạch- Bệnh viện Bạch Mai. Chúng tôi xin đề xuất giải pháp cụ thể sau:

- Đối với Viện Tim mạch:

o Các biến cố liên quan đến đường vào mạch máu liên quan trực tiếp đến kỹ thuật chọc mạch và kỹ thuật băng ép cầm máu sau can thiệp nên việc quan trọng nhất để hạn chế xảy ra các biến cố liên quan đến đường vào mạch máu đó là tích cực đẩy mạnh các hoạt động giảng dạy, đào tạo chuyên môn cho các nhân viên y tế ở các bệnh viện khác trong khu vực để nâng cao kiến thức chuyên môn về kỹ thuật tạo và đóng đường vào mạch máu, thuốc chống đông trong can thiệp tim mạch, nâng cao chất lượng điều trị tại địa phương, giảm tình trạng chuyển tuyến, từ đó giảm tình trạng quá tải người bệnh như hiện tại.

o Xây dựng các khóa học với chủ đề chăm sóc người bệnh sau can thiệp

tim mạch để hạn chế biến chứng mạch máu.

o Đặc biệt có những khóa đào tạo chuyên sâu khác nhau ví dụ như: Đào

tạo riêng về cách rút sheath và chăm sóc vị trí đường vào mạch máu.

o Cần tuân thủ chặt chẽ quy trình thực hiện làm thủ thuật cũng như chăm sóc người bệnh.

o Hạn chế tình trạng nằm ghép giường để nâng cao chăm sóc người bệnh.

- Đối với nhân viên y tế (đặc biệt là điều dưỡng):

o Tiếp tục học tập, trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, giảm thiểu các sai sót y khoa không đáng có.

o Hướng dẫn người bệnh và người nhà theo dõi kỹ tình trạng người bệnh sau khi can thiệp.

o Khi ở bệnh phòng, nhân viên y tế phải theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn và vị trí chọc mạch của người bệnh mỗi 30 phút và ít nhất 6h sau can thiệp và ghi chép hồ sơ đầy đủ, có thể thực hiện cố định người bệnh vào thành giường bệnh để người bệnh hạn chế di chuyển

o Tập phục hồi chức năng và vận động sớm cho người bệnh nhằm hạn

chế và ngăn ngừa các biến chứng huyết khối liên quan đến bất động.

- Đối với người bệnh và người nhà:

o Người bệnh và người nhà cần hiểu rõ lợi ích và thực hiện nghiêm chỉnh các hướng dẫn của các nhân viên y tế.

o Người bệnh nằm bất động, nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất 6h sau khi thực hiện can thiệp và trở về bệnh phòng.

o Người nhà người bệnh theo dõi sát sao, khi xảy ra vấn đề (đối với vị trí băng ép hay toàn thân) phải báo ngay cho nhân viên y tế để xử trí kịp thời.

o Người nhà người bệnh khi thực hiện thay ca phải truyền đạt lại những yêu cầu cần lưu ý, tránh sự thiếu hiểu biết trong công tác chăm sóc người bệnh.

Người bệnh sau khi ra viện cần phải theo dõi và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. http://benhvientimmachangiang .vn/DesktopModules/ NEWS/DinhKem

/646_12.1-QUY-TRINH -KY-THUAT-THAM-DO-DIEN-SINH-LY.pdf 2. http://vientimmach.vn/vi/chi-dao-tuyen-va-bv-ve-tinh/tham-do-dien-sinh-ly-

tim.html

3. “Triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông với hệ thống lập bản đồ ba chiều các buồng tim”, Viện tim mạch Bệnh viện Bạch Mai, http://vientimmach.vn/vi/chi-dao-tuyen-va-bv-ve-tinh/triet-dot- rung-nhi-bang-nang-luong-song-co-tan-so-radio-qua-duong-ong-thong-voi-he- thong-lap-ban-do-ba-chieu-cac-buong-tim.html. .

4. Trần Quốc Dũng, Nguyễn Hoài Nam, Đào Duy Kiệt và cộng sự. (2013). Biến chứng tại chỗ sau rút ống thông động mạch ở người bệnh chụp-can thiệp mạch vành qua da tại Khoa Tim mạch - can thiệp Bệnh viện tim mạch An Giang. . 5. Lê Mạnh (2016). Đánh giá bước đầu điều trị rối loạn nhịp tim bằng phương

pháp triệt đốt bằng sóng có tần số radio tại bệnh viện 19.8 Bộ Công An. . 6. Trương Quang Bình (2004). Khảo sát biến chứng mạch máu tại chỗ của thủ

thuật chụp và can thiệp động mạch vành Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của số 1* 2004. 5.

7. Bài giảng “Triệt đốt rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường catheter”, Chỉ đạo tuyến và BV vệ tinh, Viện Tim mạch Việt Nam, http://vientimmach.vn/vi/chi-dao-tuyen-va-bv-ve-tinh/triet-dot-roi-loan-nhip- tim-bang-nang-luong-song-co-tan-so-radio-qua-duong-catheter.html, .

8. Phạm Mạnh Hùng (2019), Chương XXI: Thăm dò điện sinh lý và điều trị rối

loạn nhịp qua đường ống thông, Lâm sàng Tim mạch học, Nhà xuất bản Y học.

9. Giới thiệu Viện Tim mạch Việt Nam, http://vientimmach.vn/vi/gioi-thieu- chung/gioi-thieu-chung.html. .

10. http://vientimmach.vn/vi/chi-dao-tuyen-va-bv-ve-tinh/triet-dot-roi-loan-nhip- tim-bang-nang-luong-song-co-tan-so-radio-qua-duong-catheter.html.

11. Yıldırım I., Özer S., Karagöz T. và cộng sự. (2015). Clinical and electrophysiological evaluation of pediatric Wolff-Parkinson-White patients. Anatol J Cardiol, 15(6), 485–490.

12. Muresan L., Cismaru G., Martins R.P. và cộng sự. (2019). Recommendations for the use of electrophysiological study: Update 2018. Hellenic J Cardiol, 60(2), 82–100.

13. Ording A. và Henrik Toft Sørensen H. (2013). Concepts of comorbidities, multiple morbidities, complications, and their clinical epidemiologic analogs. CLEP, 199.

14. Oropello, John M., và Kvetan (2016), Lange Critical Care, New York.

15. Zipes D.P., Dimarco J.P., Gillette P.C. và cộng sự. (1995). Guidelines for clinical intracardiac electrophysiological and catheter ablation procedures. Journal of the American College of Cardiology, 26(2), 555–573.

16. Hindricks G. và ON BEHALF OF THE MULTICENTRE EUROPEAN RADIOFREQUENCY SURVEY (MERFS) INVESTIGATORS OF THE WORKING GROUP ON ARRHYTHMIAS OF THE EUROPEAN SOCIETY OF CARDIOLOGY (1993). The Multicentre European Radiofrequency Survey (MERFS): Complications of radiofrequency catheter ablation of arrhythmias. European Heart Journal, 14(12), 1644–1653.

17 Horowitz L.N., Kay H.R., Kutalek S.P. và cộng sự. (1987). Risks and complications of clinical cardiac electrophysiologic studies: A prospective analysis of 1,000 consecutive patients. Journal of the American College of Cardiology, 9(6), 1261–1268.

18. Dimarco J.P., Garan H., và Ruskin J.N. (1982). Complications in patients undergoing cardiac electrophysiologic procedures. Ann Intern Med, 97(4),

Một phần của tài liệu Thực trạng biến chứng liên quan đến vị trí đường vào mạch máu trong thăm dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) tại viện tim mạch – bệnh viện bạch mai (Trang 57)