Hỉnh ảnh tụ máu đùi phải sau can thiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng biến chứng liên quan đến vị trí đường vào mạch máu trong thăm dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) tại viện tim mạch – bệnh viện bạch mai (Trang 53)

- Trường hợp biến chứng tụ máu này gặp ở vị trí đường vào mạch máu vùng đùi phải sau điều trị RF gặp ở bệnh nhân cao tuổi có tổ chức dưới da lỏng lẻo. Sau thủ thuật, bệnh nhân được rút sheath, ép cầm máu tại chỗ trong thời gian dài hơn so với các trường hợp thông thường khác. Sau can thiệp bệnh nhân được siêu âm mạch máu tại chỗ để đánh giá các biến chứng giả phình mạch máu, phình động mạch và thông động tĩnh mạch. Băng ép cầm máu và theo dõi sát nếu không có biến chứng mạch máu nặng.

- Có 94 bệnh nhân được thực hiện quá trình băng ép tốt chiếm 88.7%. Vẫn còn 12 bệnh nhân được thực hiện quá trình băng ép chưa đầy đủ, chưa tốt (chiếm 11.3%) (Bảng 2.8). Việc băng ép tốt chiếm phần quyết định trong việc cầm máu đường vào mạch máu sau thủ thuật. Có thể do chủ quan của người điều dưỡng băng ép hoặc chưa đủ kinh nghiệm, dẫn đến quy trình băng ép chưa được thực hiện tốt, và nguy cơ người bệnh xảy ra biến cố chảy máu, tụ máu cũng cao hơn. Thực tế tại Việt Nam cho thấy việc sử dụng các thiết bị đóng mạch chuyên dụng cũng làm tăng thêm nguy cơ xuất hiện các biến cố liên quan đường vào mạch máu của bệnh nhân đặc biệt là những bệnh nhân béo phì, người già hợp tác kém,...

- Về theo dõi sau băng ép, toàn bộ 106 bệnh nhân đều được theo dõi 30 phút/lần trong vòng 2 giờ đầu sau thủ thuật và được thay băng, vệ sinh vị trí chọc mạch. Có 96 trường hợp được tư vấn đầy đủ, kỹ càng (chiếm 90.6%), 10 trường hợp còn lại được hướng dẫn nhưng không đầy đủ về thông tin cần thiết. Về tuân thủ của người bệnh, 82 bệnh nhân tuân thủ tốt việc bất động chi dưới sau băng ép (chiếm 77,4%), 24 bệnh nhân còn lại có thực hiện bất động nhưng còn chưa tốt (chiếm 22,6%) (Bảng 2.9). Việc theo dõi 30 phút/lần giúp đảm bảo nhận biết sớm các biến chứng nếu có xảy ra và người bệnh được xử trí biến chứng kịp thời. Nếu không phát hiện sớm các biến chứng, xử trí muộn sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn, người bệnh mất nhiều máu, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Bên cạnh việc theo dõi của người điều dưỡng, việc người nhà người bệnh và người bệnh nhận thức được tầm quan trọng của việc theo dõi, nắm được các biểu hiện bất thường để kịp thời thông báo cho nhân viên y tế cũng cần chú ý và cốt lõi vấn đề nằm ở việc dặn dò, hướng dẫn của người điều dưỡng. Nghiên cứu của chúng tôi có 90,6% bệnh nhân

được dặn dò đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn 9,4% bệnh nhân chưa được điều dưỡng viên hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng về quá trình sau băng ép. Bên cạnh đó, tỷ lệ người bệnh chưa tuân thủ tốt việc bất động còn cao (chiếm 22,6%), việc không phối hợp tốt giữa điều dưỡng và người bệnh làm tăng tỷ lệ biến cố liên quan đến đường vào mạch máu.

- Về động viên, tư vấn sức khỏe tổng quát cho người bệnh, tất cả 106 bệnh nhân đều được điều dưỡng động viên, chăm sóc về tinh thần. Có 95 bệnh nhân nhận được tư vấn về dinh dưỡng sau can thiệp (chiếm 89,6%) và 96 bệnh nhân nhận được tư vấn giáo dục sức khỏe, phòng bệnh chiếm 90,06%. Về theo dõi tiếp theo tại nhà, có 102 bệnh nhân nhận được tư vấn về cách theo dõi, tự chăm sóc tại nhà sau khi ra viện, chiếm 96,2% (Bảng 2.10). Việc động viên, tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân giúp bệnh nhân có thêm niềm tin vào quá trình điều trị, qua đó giúp tăng sự liên kết giữa người bệnh và nhân viên y tế, tăng sự tuân thủ điều trị của người bệnh và hiệu quả điều trị. Người bệnh được cải thiện cả về tinh thần, dinh dưỡng, nhận thức về bệnh và nắm được các thông tin giúp tự theo dõi, chăm sóc tình trạng sức khỏe của mình. Trong nghiên cứu của chúng tôi, qua khảo sát, phỏng vấn bệnh nhân cho thấy đa số bệnh nhân nhận được sự tư vấn, động viên và giáo dục sức khỏe từ điều dưỡng. Điều này đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả chăm sóc người bệnh và sự hài lòng của người bệnh, và cũng phản ánh chuyên môn của người điều dưỡng.

3.2 Một số thuận lợi, khó khăn tồn tại và nguyên nhân:

3.2.1 Thuận lợi

- Viện tim mạch Quốc gia là cơ sở đầu ngành về lĩnh vực chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch. Phòng can thiệp tim mạch tại đây là tập hợp của nhiều bác sĩ can thiệp có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, từ đó tỷ lệ biến chứng của thủ thuật thấp hơn.

- Xây dựng quy trình chăm sóc, theo dõi người bệnh được chuẩn hóa, hợp lý,

đầy đủ giúp cho người điều dưỡng dễ dàng trong việc theo dõi và chăm sóc bệnh nhân và nhanh chóng xử trí nếu xảy ra các biến chứng.

- Nhân viên y tế thường xuyên được cập nhật kiến thức, giao lưu hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm với nhau thông qua các buổi họp giao ban chuyên môn, giúp tích lũy thêm kinh nghiệm trong quá trình thực hành lâm sàng

3.2.2 Khó khăn tồn tại

Biến chứng liên quan đến đường vào mạch máu khi thực hiện thủ thuật thăm dò điện sinh lý và đốt điện điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio khi khảo sát tại Viện Tim mạch Việt Nam chủ yếu là biến chứng khối máu tụ, phát triển kịp thời và quá trình xử trí thuận lợi, không gặp phải khó khăn và không để lại hậu quả gì đáng kể cho người bệnh, tuy nhiên có 2 trường hợp người bệnh xuất hiện biến chứng chảy máu tại vị trí chọc mạch sau khi băng ép (chiếm 1,9%) và 1 người bệnh có biến chứng lóc tách động mạch (chiếm 0,9%). Điều này có thể được lý giải do một số nguyên nhân sau:

- Viện Tim mạch Việt Nam là cơ sở y tế tuyến cao nhất trong chuyên ngành

Tim mạch, do vậy thường xuyên xuất hiện tình trạng quá tải người bệnh. Đồng thời do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các nhân viên y tế tại viện phải cắt cử, chia nhân lực để đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch. Vì vậy đã xảy ra tình trạng quá tải, thiếu thời gian, công tác tư vấn, hướng dẫn, giải thích theo dõi người bệnh sau can thiệp chưa được thực hiện hiệu quả.

- Một số người bệnh không có người thân quan tâm nhắc nhở, theo dõi sát việc

thực hiện chế độ nghỉ ngơi hoàn toàn sau khi can thiệp làm xuất hiện biến chứng chảy máu tại vị trí chọc mạch sau khi thực hiện thủ thật.

- Nhân viên y tế tại bệnh phòng chưa thực hiện theo dõi đầy đủ người bệnh sau khi can thiệp trở về. Việc bàn giao người bệnh giữa điều dưỡng phòng can thiệp và điều dưỡng tại khoa phòng chưa tốt.

- Một số nhân viên y tế (bác sĩ can thiệp, điều dưỡng rút Sheath) có trình độ chuyên còn chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm, từ đó phát sinh nhiều sai sót y khoa khi thực hiện thủ thuật can thiệp.

- Tình trạng quá tải người bệnh cũng kéo theo tình trạng nằm ghép giường, vì

vậy tạo ra sự khó khăn trong công tác chăm sóc và theo dõi các người bệnh sau can thiệp về điều trị tại bệnh phòng.

3.2.3 Đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề:

- Sắp xếp, bổ sung nhân lực, tránh tình trạng thiếu nhân lực trong việc chăm sóc, điều trị người bệnh.

- Cập nhật kiến thức chuyên môn, tăng cường khả năng phán đoán, nhận biết, xử trí các biến chứng của nhân viên y tế.

- Tăng cường sự trao đổi kinh nghiệm, bàn giao công việc, bàn giao người bệnh giữa các nhân viên y tế.

- Đầu tư cơ sở vật chất cho bệnh viện, tránh tình trạng quá tải người bệnh, giúp việc theo dõi và chăm sóc người bệnh được hiệu quả hơn.

- Chuẩn hóa các quy trình theo dõi, chăm sóc ở những điểm chưa hợp lý, bổ sung các thiếu sót về tiêu chuẩn, yêu cầu trong theo dõi và xử trí người bệnh, để luôn đặt an toàn của người bệnh là hàng đầu.

Tỷ lệ biến chứng liên quan đến đường vào mạch máu khi thực hiện thủ thuật thăm dò điện sinh lý và đốt điện điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio khi khảo sát tại Viện Tim mạch Việt Nam trong nghiên cứu của chúng tôi là 13,2% với 14/106 người bệnh (Bảng 2.4). Biến chứng liên quan hay gặp nhất là khối máu tụ nhỏ (kích thước ≤ 5cm) với 8 người bệnh. Biến chứng khối máu tụ lớn (kích thước >5cm) trong nghiên cứu này là 3 người bệnh, chiếm 2,8%. Ngoài ra còn có các biến chứng chảy máu (2 người bệnh, chiếm 1,9%) và lóc tách động mạch (1 người bệnh, chiếm 0,9%). Trong khảo sát của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng giả phình mạch, rò động tĩnh mạch hay các biến cố tắc mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, thuyên tắc mạch phổi, tắc mạch não,…). Tỷ lệ biến chứng này cao hơn các nghiên cứu của John P. Dimarco và các cộng sự [22] (tỷ lệ biến chứng là 5,6%), Khảo sát Sóng tần số radio (RF) đa trung tâm châu Âu (MERFS) [16] (tỷ lệ biến chứng là 5,1%), Trần Quốc Dũng và cộng sự tại Bệnh viện Tim mạch An Giang [4] (tỷ lệ biến chứng là 6%) và cao hơn trong nghiên cứu của Lê Mạnh tại Bệnh viện 19.8 Bộ Công An [5] (tỷ lệ biến chứng là 2,5%).

bệnh, chiếm 62%), với biến chứng khối máu tụ lớn, có 2/3 người bệnh được rút sheath tại khoa phòng, chiếm 67%. Cả 2 người bệnh có biến chứng chảy máu đều được rút sheath tại khoa phòng và 1 người bệnh có biến chứng bóc tách mạch được rút sheath tại phòng can thiệp. Hầu hết điều dưỡng thực hiện tốt và đầy đủ quy trình rút sheath (93%). Tuy nhiên vẫn có 7% có thực hiện nhưng chưa tốt và đầy đủ quy trình rút sheath. Có 5 người bệnh, chiếm 36% được thực hiện quy trình tốt và đầy đủ, tuy nhiên có 9 người bệnh được thực hiện nhưng chưa tốt hoặc chưa đầy đủ, chiếm 64%. Hầu hết điều dưỡng có hướng dẫn, giải thích tốt và đầy đủ cho người bệnh trước, trong và sau khi rút sheath (94%), tuy nhiên vẫn có 6% có thực hiện nhưng thực hiện chưa tốt hoặc chưa đầy đủ việc giải thích với người bệnh. Có 6 người bệnh (chiếm 43%) được hướng dẫn, giải thích tốt và đầy đủ trước, trong và sau khi rút sheath và 8 người bệnh được hướng dẫn những chưa tốt hoặc chưa đầy đủ (chiếm 57%).

Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai là trung tâm chuyên khoa Tim mạch hàng đầu, tuyến cao nhất với nhiệm vụ khám, chẩn đoán, điều trị chuyên môn và các hoạt động dự phòng cho người bệnh tim mạch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh của miền Bắc Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung. Các nhân viên y tế trong Viện là những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, nhiệt tình, năng động dễ tiếp cận và thường xuyên cập nhật các kiến thức và công việc mới. Do đó, việc triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe tim mạch tại Viện được triển khai một cách thuận lợi. Về kỹ thuật chuyên môn, công tác chăm sóc sức khỏe tim mạch tại Viện ngoài việc thực hiện các quy trình khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, Viện còn là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng nhiều thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tim mạch vào thực tiễn trong cả các lĩnh vực điều trị nội khoa, can thiệp và phẫu thuật tim mạch. Về việc đào tạo, công tác đào tạo y khoa liên tục luôn được Viện chú trọng và duy trì liên tục thông qua các buổi sinh hoạt khoa học, đào tạo y khoa được tổ chức thường xuyên, nghiêm túc và hiệu quả cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đồng thời các bác sĩ điều dưỡng tại Viện thường xuyên được cập nhật các kiến thức mới thông các các buổi hội thảo,

tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn trong chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tim mạch.

Do vậy, tỷ lệ biến chứng liên quan đến đường vào mạch máu khi thực hiện thủ thuật thăm dò điện sinh lý và đốt điện điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio khi khảo sát tại Viện Tim mạch Việt Nam là 13,2%, chủ yếu là biến chứng nhẹ như tụ máu nhỏ (kích thước < 5cm) tại vị trí chọc kim và hầu hết không cần xử trí gì, người bệnh tự hết sau 5-7 ngày.

KẾT LUẬN

Thực hiện thủ thuật thăm dò điện sinh lý tim và đốt điện điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) ngày càng được ứng dụng phổ biến trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, cũng giống như các thủ thuật can thiệp khác, biến chứng liên quan đến đường vào mạch máu là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Qua kết quả khảo sát trên 106 người bệnh được chỉ định thực hiện thăm dò điện sinh lý và đốt điện điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai từ 01/03/2021 đến 30/05/2021 cho thấy:

1. Thực trạng các biến chứng liên quan đến đường vào mạch máu của người bệnh thực hiện thăm dò điện sinh lý và đốt điện điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai:

- Đa số người bệnh trong nghiên cứu là nữ giới (65 người bệnh, chiếm 61%),

nam giới chỉ chiếm 39% với 40 người bệnh.

- Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 50,8, người bệnh nhỏ tuổi nhất là 13, người bệnh cao tuổi nhất là 88, chủ yếu các người bệnh đều thuộc nhóm <60 tuổi (66 người bệnh, chiếm 62,3%), nhóm người bệnh ≥ 60 tuổi có 40 người bệnh, chiếm 37,7%.

- Hầu hết người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi có BMI nằm trong phạm

vi bình thường (từ 18,5 đến 22,9), người bệnh từ thừa cân trở trên (chỉ số BMI ≥23) chiếm tỷ lệ 8%; 24 người bệnh có thể trạng gầy (BMI <18,5), chiếm 23%.

- Bệnh lý kèo theo hay gặp nhất là tăng huyết áp với 35 người bệnh, chiếm tỷ

lệ 33,1%. Số người bệnh mắc đáo tháo đường là 14, chiếm tỷ lệ 13,2%. Có 12 người bệnh có bệnh lý đang sử dụng thuốc chống đông hoặc thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, chiếm 12,3%.

- Có 256 đường vào đã được đặt, trong đó có 96 ống thông (chiếm 37,5%) được đặt ở tĩnh mạch đùi, 89 ống thông (chiếm 34,7%) được đặt ở tĩnh mạch

dưới đòn và 71 ống thông (chiếm 27,8%) được đặt ở động mạch đùi. Có 3 người bệnh (chiếm 3%) có 1 đường vào, 56 người bệnh (chiếm 53%) có 2 đường vào và 47 người bệnh (chiếm 44%) có 3 đường vào khác nhau.

- Tỷ lệ biến chứng liên quan đến đường vào mạch máu là 13,2% (14/106 người bệnh). Biến chứng hay gặp nhất là khối máu tụ nhỏ (kích thước ≤ 5cm) với 8 người bệnh. Biến chứng khối máu tụ lớn (kích thước >5cm) ở có 3 người bệnh, chiếm 2,8%. Ngoài ra còn có các biến chứng chảy máu (2 người bệnh, chiếm 1,9%) và lóc tách động mạch (1 người bệnh, chiếm 0,9%). Không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng giả phình mạch, rò động tĩnh mạch hay các biến cố tắc mạch.

- Về các yếu tố liên quan đến biến chứng đường vào mạch máu: chủ yếu biến

chứng xảy ra khi được rút sheath tại bệnh phòng, hầu hết điều dưỡng thực hiện tốt và đầy đủ quy trình rút sheath (93%); có 5 người bệnh, chiếm 36% được thực hiện quy trình tốt và đầy đủ, tuy nhiên có 9 người bệnh được thực hiện nhưng chưa tốt hoặc chưa đầy đủ, chiếm 64%; hầu hết điều dưỡng có thực hiện hướng dẫn, giải thích tốt và đầy đủ cho người bệnh trước, trong và sau khi rút sheath (94%);

2. Đề xuất một số giải phải để giải quyết vấn đề:

- Đối với Viện Tim mạch: Đẩy mạnh các hoạt động giảng dạy, đào tạo chuyên

môn cho các nhân viên y tế ở các bệnh viện khác trong khu vực để nâng cao chất

Một phần của tài liệu Thực trạng biến chứng liên quan đến vị trí đường vào mạch máu trong thăm dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) tại viện tim mạch – bệnh viện bạch mai (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)