Bàn luận về đặc điểm nhân trắc học và các yếu tố liên quan quá

Một phần của tài liệu Thực trạng biến chứng liên quan đến vị trí đường vào mạch máu trong thăm dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) tại viện tim mạch – bệnh viện bạch mai (Trang 49 - 52)

hiện thủ thuật của người bệnh

- Tuổi và giới tính người bệnh: Trong số 106 người bệnh tham gia khảo sát có 41 người bệnh là nam giới chiếm 39%, 65 người bệnh nữ giới chiếm 61% (Biểu đồ 2.2). Tuổi trung bình của nhóm khảo sát là 50,8, tuổi thấp nhất là 13, tuổi cao nhất là 88. Phân bố tuổi chủ yếu ở độ tuổi <60 tuổi với 66 người bệnh, chiếm 62,3%. Nhóm người bệnh có độ tuổi ≥ 60 tuổi có 40 người bệnh, chiếm 37,7% (Bảng 2.1). Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 13 tuổi, cao tuổi nhất là 88 tuổi cho thấy bệnh lý rối loạn nhịp tim có thể xảy ra từ độ tuổi rất trẻ, và ở bệnh nhân cao tuổi cũng sẽ gặp các bệnh lý rối loạn nhịp do hệ quả của quá trình lão hóa, các cơ quan bị suy yếu dẫn đến xuất hiện nhiều bệnh lý. Ở bệnh nhân cao tuổi, tổ chức mô liên kết sẽ suy yếu dẫn đến việc thực hiện chọc mạch và băng ép vị trí chọc mạch sau thủ thuật sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ xảy ra các biến chứng hơn. Bên cạnh đó, về tâm lý giới nữ thường chịu đau kém hơn giới nam, nên ở giới nữ có thể việc tuân thủ bất động sau khi băng ép cũng sẽ kém hơn và dễ gặp biến chứng chảy máu hơn.

- Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân có thể trạng trung bình với BMI trong khoảng từ 18,5 đến 22,9 (chiếm 70%). Có 7% bệnh nhân thừa cân với chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 23, và 23% bệnh nhân có thể trạng gầy (Biểu đồ 2.3). Với những người bệnh thừa cân, béo phì sẽ có đặc điểm mô mỡ nhiều, bụng chướng, lớp mô liên kết dày nhưng lỏng lẻo, dẫn đến quá trình băng ép có thể không hiệu quả do ép không đúng vị trí đường vào của mạch máu hoặc di lệch trong quá trình ép. Ngoài ra thể trạng béo bụng, mô liên kết lỏng lẻo cũng sẽ là trở ngại

không thể nhận biết bệnh nhân có biến chứng khi quan sát vùng mô liên kết xung quanh vị trí chọc mạch do mô mỡ nhiều.

- Bệnh lý kèo theo hay gặp nhất ở các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là tăng huyết áp với 35 người bệnh, chiếm tỷ lệ 33,1%. Số người bệnh mắc đái tháo đường là 14, chiếm tỷ lệ 13,2% và 3 người bệnh bị suy thận (chiếm 2.8%). Có 12 người bệnh có bệnh lý đang sử dụng thuốc chống đông hoặc thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, chiếm 12,3% (Bảng 2.2). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ các bệnh đồng mắc nhiều hơn so tác giả nhật bản Yaminisharif và các cộng sự [11], nghiên cứu chỉ có 7,1% bệnh nhân có tiền sử THA và 4,2% bệnh nhân có đái tháo đường. Ở bệnh nhân tăng huyết áp, nếu không kiểm soát tốt huyết áp bằng thuốc, trong quá trình băng ép và bất động sau thủ thuật, huyết áp cao sẽ làm tăng tỷ lệ biến cố chảy máu tại vị trí chọc mạch. Đối với bệnh nhân đái tháo đường và suy thận mạn, thành mạch của bệnh nhân bị suy yếu do hậu quả lâu dài của bệnh, dẫn đến quá trình cầm máu khi băng ép khó khăn hơn. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân đang điều trị thuốc chống đông hoặc thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, quá trình đông máu của bệnh nhân bị rối loạn, thời gian đông máu của bệnh nhân bị kéo dài, và tăng nguy cơ chảy máu khi thực hiện băng ép cầm máu cho bệnh nhân. Do đó nhóm bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có nguy cơ cao hơn xuất hiện các biến cố liên quan đến đường vào mạch máu hơn. Việc nắm được các bệnh lý nền của bệnh nhân sẽ giúp cho người điều dưỡng lưu ý hơn những đối tượng có nguy cơ chảy máu cao khi thực hiện băng ép và theo dõi sau thủ thuật. Có thể người điều dưỡng sẽ phải băng ép trong thời gian lâu hơn đối với những trường hợp này và theo dõi liên tục vị trí chọc mạch sau khi băng ép để đảm bảo phát hiện ra ngay biến chứng.

- Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân được thực hiện thủ thuật thông qua chủ yếu 3 đường vào mạch máu, trong đó chiếm đa số là 96 trường hợp được đặt ở tĩnh mạch đùi, các bệnh nhân cần thêm đường vào mạch máu sẽ sử dụng đường vào tĩnh mạch dưới đòn và đường động mạch đùi (chiếm tỷ lệ thấp hơn) (Bảng 2.3). Áp lực trong động mạch cao hơn nhiều so với trong tĩnh mạch, do đó đường vào tĩnh mạch sẽ dễ băng ép và kiểm soát hơn so với đường vào động mạch,

thời gian băng ép cũng sẽ ngắn hơn. Thủ thuật thăm dò điện sinh lý và triệt đốt rối loạn nhịp sử dụng chủ yếu đường tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch dưới đòn, sau đó đến động mạch đùi; còn thủ thuật chụp và can thiệp động mạch vành được thực hiện qua đường động mạch quay hoặc động mạch đùi. Do đó, có thể biến cố đường vào mạch máu của thủ thuật thăm dò điện sinh lý và triệt đốt rối loạn nhịp sẽ ít gặp hơn.

- Trong 106 bệnh nhân, có 3 người bệnh (chiếm 3%) có 1 đường vào, 56 người bệnh (chiếm 53%) có 2 đường vào và 47 người bệnh (chiếm 44%) có 3 đường vào mạch máu khác nhau (Biểu đồ 2.4). Việc bệnh nhân có càng nhiều đường vào mạch máu khi thực hiện thủ thuật sẽ làm tăng nguy cơ biến cố đường vào mạch máu ở bệnh nhân đó. Việc băng ép và theo dõi những bệnh nhân có nhiều đường vào mạch máu cũng sẽ gặp nhiều thách thức hơn (do người bệnh đau nhiều hơn, bất động nhiều phần cơ thể, theo dõi cùng lúc nhiều vị trí chọc mạch, thời gian hồi phục các đường vào mạch máu sẽ kéo dài hơn). Nếu xảy ra biến chứng, việc nhận biết nguyên nhân và khắc phục cũng sẽ phức tạp hơn ở những bệnh nhân có nhiều đường vào mạch máu.

- Thủ thuật thăm dò điện sinh lý và triệt đốt rối loạn nhịp đa số sử dụng các sheath mở đường vào mạch máu có kích cỡ 6Fr (chiếm 54,7%), bên cạnh đó các sheath có kích thước lớn 8Fr cũng được sử dụng nhiều, chiếm 44,5% (Bảng 2.4). Kích thước sheath càng lớn, đường kính lỗ mở vào mạch máu càng lớn và dẫn đến nguy cơ biến chứng cũng sẽ cao hơn, thời gian băng ép cần dài hơn và việc xử trí khi biến chứng xảy ra cũng sẽ khó khăn hơn. Việc biết kích cỡ của sheath đã sử dụng sẽ giúp người điều dưỡng xác định được thời gian cần băng ép và lưu ý hơn khi theo dõi những trường hợp sử dụng sheath lớn.

- Về thời gian thực hiệ thủ thuật đa số bệnh nhân được thực hiện thủ thuật trong khoảng thời gian từ 1-2 giờ (chiếm 61,3%). Có 14 bệnh nhân cần thực hiện thủ thuật trong thời gian dài > 4 giờ, chiếm 13.2%, và 18 bệnh nhân cần thực hiện thủ thuật trong thời gian từ 2-4 giờ (chiếm 17%). Chỉ có 9 bệnh nhân thực hiện thủ thuật trong thời gian trong vòng < 1 giờ (chiếm 8.5) (Bảng 2.5). Đối với những bệnh nhân có thời gian thực hiện thủ thuật càng dài, càng dễ xảy ra các biến chứng

máu trong quá trình thực hiện thủ thuật, do đó việc kéo dài thời gian thủ thuật khiến cho lượng máu bị mất nhiều hơn, khối máu tụ quan sát thấy sau thủ thuật có thể do quá trình chảy máu trong khi làm thủ thuật chứ không phải do quá trình băng ép sau thủ thuật. Ngoài ra, thời gian thực hiện thủ thuật dài còn làm cho bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu và không thể bất động tốt khi băng ép sau thủ thuật.

- Khi kết thúc thủ thuật, đa phần các bệnh nhân đều được thực hiện băng ép các vị trí đường vào mạch máu sau thủ thuật bằng phương pháp thủ công cơ học (chiếm 99,6%), chỉ có 1 trường hợp đường vào mạch máu cần sử dụng dụng cụ đóng mạch (chiếm 0,4%) (Bảng 2.6). Việc sử dụng dụng cụ đóng mạch thường thấy ở những bệnh nhân có sheath mở đường vào động mạch kích cỡ lớn và ở các bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao, khó tuân thủ bất động sau khi băng ép. Tuy băng ép bằng tay có thể xảy ra biến cố nếu người điều dưỡng không có kinh nghiệm, hoặc thực hiện không tốt quy trình băng ép, nhưng nếu thực hiện đúng kỹ thuật hoàn toàn có thể giúp cầm máu vị trí chọc mạch.

Một phần của tài liệu Thực trạng biến chứng liên quan đến vị trí đường vào mạch máu trong thăm dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) tại viện tim mạch – bệnh viện bạch mai (Trang 49 - 52)