CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆPACECOOK
2.1.3 Môi trường vĩ mô Kinh tế
Kinh tế
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng hợp tác quốc tế, nhiều quy trình chuyển giao công nghệ được triển khai, được các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt.
Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm nay ước tính đạt 5.54%, tốc độ tăng trưởng không có sự vượt bậc. Thu nhập bình quân đầu người tăng không nhanh ,trong 8 tháng đầu năm , chỉ số CPI lại chỉ tăng 1.84%, thấp nhất trong 10 năm qua, khả năng kiểm soát lạm phát là chưa tốt, nên người tiêu dùng có khuynh hướng tiết
kiệm. Điều này tạo cơ hội cho Vina Acecook vì mì ăn liền của công ty nhắm đến phân khúc trung bình, nhưng cũng có nhiều thách thức khi ngày càng nhiều sản phẩm của các nhãn hàng khác ra đời với giá cả cạnh tranh không thua kém.
Pháp luật
Việt Nam là đất nước có nền chính trị ổn định, điều này giúp các doanh nghiệp có thể hoạt động mà không chịu sức ép của sự bất ổn về chính trị. Chính trị ổn định còn mang lại nhiều nguồn đầu tư nước ngoài, giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô và phát triển.
Hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện, bảo vệ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng buộc các doanh nghiệp phải chịu sự điều tiết của Nhà nước trong một nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong bối cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm không được tuân thủ nghiêm khắc, những năm gần đây thì ngành sản xuất mì ăn liền bị đặt vào môi trường bị quản lý khá chặt chẽ của nhà nước. Ngành sản xuất mì ăn liền phải chịu thêm sự quản lý của ba ngành :
+Ngành nông nghiệp quản lý dầu ăn, gói gia vị (hành, tỏi, muối) +Ngành công thương thì quản lý tinh bột
+Ngành y tế thì quản lý (phụ gia, phẩm màu…)
Văn hóa, xã hội
Phong cách sống: Việt Nam đang trên đà phát triển của cuộc kĩ thuật công nghệ hiện đại, làm cho nhịp sống người dân trở nên hối hả. Một ngày 24 tiếng đã không còn quá dư thừa cho công việc đến các hoạt động giải trí vui chơi, chăm sóc gia đình, nghỉ dưỡng. Chính vì thế, sản phẩm thực phẩm nhanh, gọn và tiện lợi là những sản phẩm rất được ưu tiên.
Khẩu vị ăn uống của người Việt Nam được phân biệt khá rõ giữa ba miền. Do mỗi vùng miền có một khẩu vị khác nhau nên các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu, tham khảo sở thích, thói quen vị giác của các vùng khác nhau
để có thể đa dạng hóa sản phầm và luôn bắt kịp , đáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng.
Văn hóa tiêu dùng ảnh hưởng bởi thời tiết: Thời tiết nóng bức sẽ làm giảm nhu cầu của khách hàng, ngược lại vào mùa mưa thì thức ăn nhanh và dễ dàng như mì gói thường là lựa chọn của nhiều người.
Nhân khẩu
Cơ cấu dân số: Hiện nay nước ta có 98 triệu người . Đến năm 2025, sẽ đạt 100
triệu . Sau năm 2050, dân số sẽ giảm dần. Vậy tính tới năm 2050 , dân số tăng là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền. Nhưng sau đó dân số lại có xu hướng giảm kéo theo sản lượng tiêu thụ có nguy cơ giảm.
Độ tuổi 18-35 là độ tuổi thanh niên và lao động, là những đối tượng tiêu thụ mì ăn liền chiếm tỉ trọng cao. Tuy nhiên cơ cấu dân số nữ trong độ tuổi này tăng lên, phụ nữ lại là những người quan tâm đến sắc đẹp và sức khỏe, họ thường có thể bỏ thời gian ra để nấu nướng nên nhu cầu sử dụng mì ăn liền của họ thường thấp.
Dự báo cho thấy đến năm 2050, tuổi thọ trung bình sẽ đạt 80 tuổi và đến năm 2100 sẽ đạt 85 tuổi. Vì đối tượng tiêu thụ của mì ăn liền là thanh thiếu niên đi học và những người trong độ tuổi lao động, nên việc gia tăng tuổi thọ trung bình
cùng với việc giảm dân số dẫn đến sự suy giảm về nhu cầu sử dụng mì ăn liền.