CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU MỘT SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
3.2 Chính sách giá
3.2.1 Phương pháp định giá của sản phẩm Định giá dựa trên chi phí
Công ty đã định giá dựa trên giá trị được cảm nhận của sản phẩm. Họ xem sự cảm nhận về giá trị của người mua, chứ không phải phí tổn của người bán, là chìa khóa để định giá. Họ sử dụng những biến số phi giá trong phối thức marketing để xây dựng giá trị được cảm nhận trong tâm trí người mua. Giá được đề ra là để đạt được cái giá trị cảm nhận ấy. Công ty sử dụng lối định giá theo giá trị cảm nhận phải thiết lập được giá trị trong ý nghĩa của người mua trong sự tương quan với các sản
phẩm cạnh tranh khác. Công ty phải xem xét giá của đối thủ cạnh tranh, cùng những yếu tố bên trong và bên ngoài khác để tìm ra mức giá tối ưu của 2 cực ấy.
3.2.2 Chiến lược giá của sản phẩm
Chiến lược định giá xâm nhập thị trường
- Hiện nay, trên thị trường sản phẩm ăn liền có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh với Acecook như Masan, Vifon, Asiafood… Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh được với đối thủ, cũng như giữ vững thị phần số 1 của mình, Acecook đã áp dụng chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập thị trường (Penetration Pricing Strategy).
-Định giá xâm nhập là một chiến lược marketing được các doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng đến với một sản phẩm hoặc dịch vụ mới bằng cách đưa ra mức giá thấp so với thị trường trong lần chào bán đầu tiên. Giá thấp hơn giúp một sản phẩm hoặc dịch vụ mới xâm nhập thị trường và thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh. Định giá xâm nhập thị trường dựa trên chiến lược sử dụng giá thấp ban đầu để thu hút nhiều khách hàng biết đến một sản phẩm mới.
- Mục tiêu của chiến lược định giá xâm nhập thị trường là lôi kéo khách hàng dùng thử sản phẩm mới và củng cố thêm thị phần với hy vọng giữ chân khách hàng ở lại khi giá bán tăng trở lại mức bình thường. Các ví dụ về chiến lược định giá này có thể kể đến các website về tin tức trực tuyến khi họ cung cấp một tháng miễn phí cho dịch vụ đối với những khách hàng đăng ký sử dụng hoặc một ngân hàng cung cấp tài khoản miễn phí trong sáu tháng.
- Hầu hết các sản phẩm của Acecook được bán cho đối tượng như học sinh, sinh viên, những người ở vùng nông thôn, vì vậy mức giá cũng rẻ hơn đa số các thương hiệu khác trên thị trường. Tuy nhiên, thời gian gần đây Acecook bắt đầu nhắm tới phân khúc cao hơn, từ đó cũng tung ra các mẫu sản phẩm có mức giá cao hơn được đựng trong bao bì sang trọng hơn như mì Spaghetti Bistro (từ 12.000-21.000).
Chiến lược định giá theo dòng sản phẩm
- Theo cách định giá này các kiểu sản phẩm và mặt hàng của Hảo Hảo được định giá khác nhau, nhưng tỉ lệ với chi phí tương ứng như nhau
Chiến lược định giá theo gói (các combo)
- Acecook sẽ đưa ra giá của sản phẩm thấp hơn khi khách hàng mua nhiều sản phẩm cùng một lúc. Việc định giá theo gói này sẽ giúp nhà bán buôn bán lẻ xả được hàng tồn kho đồng thời sẽ cho khách hàng một cảm giác họ được nhận nhiều hơn rất nhiều.
3.2.3 So sánh giá với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Với khoảng 50 đối thủ trên thị trường, thị trường mì gói hiện được 3 "đại gia" chi phối là Vina Acecook, Masan và Asia Food chiếm đến 80% thị phần. Riêng Vina Acecook đã nắm đến hơn 50% thị phần. Ngoài ra còn có một số tên tuổi khác được người dùng biết đến như Vifon, Masan, Asia Food hay Micoem...
Acecook Mì “Hảo Hảo” Mức giá bán lẻ: 3.500đ/gói Công ty Sử dụng chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập thị
Đầu tiên phải kể đến “Hảo Hạng”
của Công ty Thực
Phẩm Á Châu (Asia
trường, những gói mì lần đầu tiên ra mắt với mức giá chỉ 1.000 đồng. Và trải qua gần 20 năm phát triển, giá của những gói mì đa dạng hương vị trên thị trường chỉ ở mức 3.500 đồng, một mức giá rẻ, phù hợp với túi tiền và nhu cầu của mọi người tiêu dùng ở mọi tầng lớp của xã hội.
Food).
Quảng cáo mì Hảo Hạng trên tivi với tên gần giống Hảo Hảo, bao bì được thiết kế hao hao Hảo Hảo.
ớt trong mỗi thùng mì để gia tăng vị cay
và Chinsu được nhiều người biết đến, Masan đã cho ra đời hai sản phẩm mới là mì Omachi chua cay và mì Chinsu sốt cá hồi.