Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 63)

b. Hoạt động giao tiếp với bạn bè

3.3. Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

3.3.1. Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.5: Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình

Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung nhu Mức độ (%) Thứ

STT Rất Trung Rất ĐTB ĐLC cầu Thấp Cao bậc thấp bình cao Con muốn 1 được gặp mặt 0,0 0,0 28,3 39,1 32,6 4,04 0,79 3 cha mẹ thường xuyên Con mong muốn tham gia

2 đóng góp ý 4,3 13,0 32,6 30,4 19,6 3,48 1,09 7 kiến vào các việc chung trong gia đình Con muốn được cha mẹ

3 chia sẻ với con 0,0 8,7 28,3 39,1 23,9 3,78 0,92 5 về kiến thức

Con mong muốn cha mẹ 4 dành thời gian 0,0 2,2 32,6 39,1 26,1 3,89 0,82 4 để tâm sự, nói chuyện với con

Con muốn biết

5 những thông 8,7 13,0 30,4 26,1 21,7 3,39 1,22 8 tin mới của

cha mẹ Con mong muốn chia sẻ

6 những thông 0,0 6,5 34,8 34,8 23,9 3,76 0,90 6 tin của con với

cha mẹ Con mong muốn được 7 cha mẹ quan 0,0 0,0 13,0 47,8 39,1 4,26 0,68 1 tâm, yêu thương Con mong tình cảm của con 8 và cha mẹ sẽ 0,0 0,0 15,2 52,2 32,6 4,17 0,68 2 rất thân thiết và gắn bó ĐTB chung 3,85 0,72

Theo đánh giá của phụ huynh, nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ cao với ĐTB là 3,85 (ĐLC = 0,72). Kết quả này có sự tương đồng với đánh giá của học sinh.

Phụ huynh đánh giá nội dung nhu cầu “Con mong muốn được cha mẹ

quan tâm, yêu thương” cao nhất với ĐTB là 4,26. Tiếp đến là nội dung đứng

thứ hai “Con mong tình cảm của con và cha mẹ sẽ rất thân thiết và gắn bó” với ĐTB là 4,17. Sự đánh giá này có khác biệt so với đánh giá của học sinh. Học sinh thì lựa chọn nội dung “Con mong tình cảm của con và cha mẹ sẽ rất

thân thiết và gắn bó” ở mức độ cao nhất (ĐTB = 4,48), còn nội dung “Con

mong muốn được cha mẹ quan tâm, yêu thương” ở thứ bậc thứ 2. Với góc

nhìn của cha mẹ thì cha mẹ luôn muốn quan tâm và yêu thương con cái còn đối với con cái thì lại mong muốn tình cảm với cha mẹ được thân thiết và gắn bó nhiều hơn. Điều này phù hợp với chia sẻ của chị L.T.Đ “Cháu nhà tôi hay

chia sẻ với tôi những chuyện của cháu, cháu muốn cha mẹ quan tâm nhiều hơn”.

Với cha mẹ “Con mong muốn tham gia đóng góp ý kiến vào các việc

chung trong gia đình” và “Con muốn biết những thông tin mới của cha mẹ”

được đánh giá thấp nhất trong các nội dung. Điều này hoàn toàn trùng khớp với đánh giá của học sinh, giúp khẳng định thêm rằng học sinh ít có mong muốn đóng góp ý kiến vào các việc chung trong gia đình và ít có mong muốn để biết thêm những thông tin mới của cha mẹ mà học sinh sẽ thường quan tâm, mong muốn được chia sẻ những vấn đề liên quan đến bản thân của các em. Theo anh T.Đ.L chia sẻ “Con tôi thường ít quan tâm đến công việc của

bố mẹ, mà thường quan tâm đến việc của con, chắc do con còn nhỏ nên chưa quan tâm nhiều về vấn đề của bố mẹ”.

3.3.2. Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu được trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.6: Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu được trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở

huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung nhu Mức độ (%) Thứ

STT Rất Trung Rất ĐTB ĐLC cầu Thấp Cao bậc thấp bình cao Con mong muốn chia sẻ 1 thông tin về 2,2 2,2 37,0 45,7 13,0 3,65 0,82 6 học tập với cha mẹ Con mong muốn chia sẻ 2 thông tin về 8,7 17,4 23,9 34,8 15,2 3,30 1,19 8 bạn bè với cha mẹ Con mong muốn chia sẻ 3 thông tin về 2,2 15,2 21,7 43,5 17,4 3,59 1,02 7 gia đình với cha mẹ 4 Con mong 0,0 2,2 34,8 43,5 19,6 3,80 0,78 4 muốn chia sẻ

thông tin liên quan bản thân (sức khỏe, ý tưởng, nguyện vọng, sở thích, nhu cầu…) với cha mẹ Con mong muốn lắng 5 nghe những 2,2 2,2 39,1 37,0 19,6 3,70 0,89 5 chia sẻ từ cha mẹ Con mong 6 muốn cha mẹ 0,0 2,2 19,6 54,3 23,9 4,00 0,73 3 quan tâm, giúp

đỡ con Con mong muốn tình cảm

7 ngày càng gần 0,0 0,0 15,2 58,7 26,1 4,11 0,64 2 gũi, thân thiết

với cha mẹ Con mong muốn cha mẹ

8 hiểu được tâm 0,0 2,2 15,2 50,0 32,6 4,13 0,75 1 tư, nguyện

vọng của con

Theo đánh giá của phụ huynh, nhu cầu được trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ cao với ĐTB là 3,79 (ĐLC = 0,71). Kết quả này rất tương đồng với kết quả đánh giá của học sinh.

Có tới 6 trên 8 nội dung được phụ huynh và học sinh đánh giá thứ bậc là giống nhau. Hai nội dung còn lại được đánh giá khác nhau ở thứ bậc 4 với 5. Nội dung “Con mong muốn lắng nghe những chia sẻ từ cha mẹ” phụ huynh đánh giá thứ bậc 5 và học sinh đánh giá thứ bậc 4. Và nội dung “Con

mong muốn chia sẻ thông tin liên quan bản thân” thì ngược lại, sự đánh giá

khác nhau này là không đáng kể.

Nội dung nhu cầu “Con mong muốn chia sẻ thông tin về bạn bè với cha

mẹ” (ĐTB = 3,30) đều được phụ huynh và học sinh đánh giá thấp nhất trong

các nội dung nhu cầu được khảo sát. Tuy nhiên, phụ huynh thì cho rằng học sinh không chia sẻ thông tin nhiều về bạn bè và chỉ ở mức độ trung bình còn học sinh đánh giá ở mức độ cao (ĐTB = 3,50). Ở vai trò làm cha mẹ, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến những người bạn của con mình, bởi vì ở độ tuổi lớp 6 đến lớp 9, học sinh rất thích kết giao bạn bè. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, về mặt tư duy, suy nghĩ của các em chưa được chính chắn, khi quen nhầm bạn có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập, ảnh hưởng những thói hư tật xấu, còn học sinh thì sợ cha mẹ ngăn cản, can thiệp vào mối quan hệ bạn bè mà các em đang cho là rất tốt đẹp.

Theo chị N.H.K chia sẻ rằng “Con nói chuyện nhiều với cha mẹ giúp

cha mẹ hiểu con đang có suy nghĩ, mong muốn gì. Thường con có điều cần thắc mắc hay cần giúp con sẽ chủ động giao tiếp. Con ít chia sẻ chuyện bạn bè trên lớp”.

3.3.3. Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu được sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.7: Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu được sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau của học sinh trung học cơ sở huyện

Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung nhu Mức độ (%) Thứ

STT Rất Trung Rất ĐTB ĐLC

cầu Thấp Cao bậc

thấp bình cao

Con nói

1 chuyện trực 0,0 2,2 15,2 43,5 39,1 4,20 0,78 1 tiếp với cha

mẹ Con nói

chuyện với cha

2 mẹ bằng điện 6,5 8,7 45,7 28,3 10,9 3,28 1,00 4 thoại: Gọi

điện, nhắn tin Con giao tiếp với cha mẹ

3 bằng nhắn tin, 6,5 8,7 50,0 30,4 4,3 3,17 0,90 5 video call

(Messenger, zalo,…)

4 Con giao tiếp 13,0 13,0 50,0 23,9 0,0 2,85 0,94 6 với cha mẹ

bằng cách tương tác trên mạng xã hội (Facebook, zalo, viber,…) Khi giao tiếp con mong

5 muốn biểu lộ 0,0 8,7 23,9 41,3 26,1 3,85 0,92 3 hành vi, cử

chỉ, nét mặt Khi giao tiếp

6 con quan tâm 0,0 4,3 21,7 54,3 19,6 3,89 0,77 2 đến nội dung

lời nói

ĐTB chung 3,54 0,58

Ở thực trạng về nhu cầu được sử dụng phương tiện giao tiếp dưới các hình thức giao tiếp khác nhau của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh theo đánh giá của phụ huynh và học sinh có sự khác nhau. Ở nhu cầu này, phụ huynh đánh giá ở mức độ cao (ĐTB = 3,54 và ĐLC = 0,58) thì học sinh đánh giá nhu cầu này ở mức độ trung bình (ĐTB = 3,38, ĐLC = 0,73). Tuy nhiên, có sự tương đồng giữa phụ huynh và học sinh về thứ bậc trong các nội dung đánh giá.

Phụ huynh cũng đánh giá rằng học sinh có mong muốn được giao tiếp trực tiếp với cha mẹ ở mức độ cao (ĐTB = 4,20) và là cao nhất trong 6 nội dung được khảo sát. Tiếp theo là khi giao tiếp, học sinh quan tâm đến nội

(ĐTB = 3,85). Nội dung phụ huynh cho rằng thấp nhất là “Con giao tiếp với

cha mẹ bằng cách tương tác trên mạng xã hội (Facebook, zalo, viber…)”.

Trên thực tế, khi phỏng vấn sâu chị N.T.A, chị cũng cho rằng “Con thường

nói chuyện trực tiếp với tôi, thỉnh thoảng có gọi điện thoại cho tôi khi tôi không có nhà, nhưng hầu hết là nói chuyện trực tiếp”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 63)