Kết luận về thực tiễn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 74)

b. Hoạt động giao tiếp với bạn bè

1.2. Kết luận về thực tiễn

Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ cao. Bao gồm ba nội dung nhu cầu giao tiếp: Nhu cầu thiết lập mối quan hệ với cha mẹ, nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm và hiểu biết lẫn nhau, nhu cầu sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau.

Có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 6 và lớp 8, lớp 9. Học sinh lớp 6 có nhu cầu giao tiếp với cha mẹ cao hơn học sinh lớp 8 và lớp 9. Giữa học sinh lớp 6 và lớp 7 có sự tương đồng về nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ giữa học sinh nam và học sinh nữ không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.

Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh là yếu tố động cơ giao tiếp và phong cách giáo dục của cha mẹ. Trong đó, về động cơ giao tiếp, cả phụ huynh và học sinh đều lựa chọn Em muốn mối quan hệ của

em và cha mẹ tốt đẹp hơn; Khi giao tiếp, cha mẹ sẽ cho em lời khuyên, hướng giải quyết vấn đề. Còn về phong cách giáo dục của cha mẹ, thì nội dung Khi giao tiếp cha mẹ lắng nghe em, tôn trọng em; Cha mẹ thể hiện tình cảm đối với em được lựa chọn nhiều nhất.

Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở có thể là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho các bậc cha mẹ đang có con trong độ tuổi trung học cơ sở, là cơ sở để cha mẹ hiểu hơn về đặc điểm tâm lý và nhu cầu giao tiếp của con mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 74)